Cổ phiếu ngân hàng đi về đâu?

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua 14.5, trong khi nhiều cổ phiếu (CP) đã tăng trở lại sau mấy phiên giảm điểm thì hầu hết CP ngành ngân hàng vẫn tiếp tục giảm.

Đóng cửa phiên giaodịch hôm qua 14.5, trong khi nhiều cổ phiếu (CP) đã tăng trở lại sau mấyphiên giảm điểm thì hầu hết CP ngành ngân hàng vẫn tiếp tục giảm.

Càng giữ càng lỗ

Cổ phiếu ngân hàng đi về đâu?
Ngân hàng phát hành cổ phiếu ồ ạt khiến nhà đầu tư ngán ngẩm - Ảnh: D.Đ.M

Tính từ đầu năm đến nay, nhóm CP ngành ngân hàngđang niêm yết trên hai sàn đều giảm từ 13 - 20%so với mức giá đầu năm, trong khi VN-Index tăng5,24%. Ví dụ CP của Ngân hàng TMCP xuất nhậpkhẩu Việt Nam (EIB) từ giá 26.100 đồng đầu năm2010 đến nay còn 21.000 đồng/CP (giảm 19,5%);Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (STB) từ giá26.000 đồng/CP giảm về còn 21.700 đồng/CP (giảm16,5%); Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG)từ giá 31.500 đồng/CP nay còn 27.500 đồng/CP (giảmgần 13%); Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)từ 49.800 đồng/CP nay còn 41.700 đồng/CP (giảm16,26%); Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) từ 38.800đồng/CP giảm còn 33.000 đồng/CP (giảm gần15%)...

Như vậy những nhà đầu tư (NĐT)sở hữu CP ngân hàng trong hơn 4 tháng qua đã bị lỗ khá nặng. Thậm chí trongtháng 4 và đầu tháng 5 vừa qua, chỉ số VN-Index tiếp tục tăng mạnh, chạmngưỡng 550 điểm nhưng CP ngân hàng chưa hề có “sóng”. Điều này đã khiến cácNĐT cá nhân ngán ngẩm và không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi cơn “sóng” của CPngân hàng sau nhiều lần dự báo.

Đó là chưa kể hầu hết các NĐTkhi nắm giữ CP ngân hàng đều không nhận được cổ tức năm 2009 bằng tiền mặtvì đa số các ngân hàng chỉ chia bằng CP. Ví dụ EIB sẽ phát hành thêm 176triệu CP để phát hành CP thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 20%; CTG trảcổ tức 6 tháng cuối năm 2009 cho cổ đông bằng CP theo tỷ lệ 6,83%; STB trảcổ tức năm 2009 bằng CP theo tỷ lệ 15% và sẽ tiếp tục trả cổ tức năm 2010bằng CP theo tỷ lệ 14 - 16%/vốn điều lệ...

Phát hành ồ ạt

Ngày 10.5, Thống đốc Ngânhàng Nhà nước đã có văn bản số 3417/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụngchậm nhất ngày 30.6 trình hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn. Đối với các đơnvị đã được chấp thuận tăng vốn điều lệ phải báo cáo việc thực hiện định kỳhằng tháng. Nếu các tổ chức tín dụng không trình phương án tăng vốn hoặckhông được chấp thuận tăng vốn thì chậm nhất đến ngày 30.9 phải có phương ánchấm dứt tư cách pháp nhân (gồm sáp nhập, hợp nhất, mua lại, tự giải thể...).Theo ước tính, hiện có  khoảng 20 ngân hàng vẫn chưa đảm bảo đủ vốn điều lệ3.000 tỉ đồng theo quy định. Do đó, việc chạy đua phát hành thêm CP cho cổđông và các đối tác bên ngoài của các ngân hàng để tăng vốn là chuyện khôngtránh khỏi. Trong khi đó, bản thân những ngân hàng lớn đều có kế hoạch tăngvốn. Ví dụ EIB sẽ tăng vốn từ 8.800 tỉ đồng lên 10.560 tỉ đồng; STB sẽ tăngvốn trong năm 2010 lên 9.179,4 tỉ đồng (tăng 37% so với vốn điều lệ cuối năm2009); ACB sẽ tăng vốn điều lệ từ 7.814 tỉ đồng lên 9.376,9 tỉ đồng...

Theo ông Lê Đạt Chí - Trưởngbộ môn Đầu tư tài chính trường ĐH Kinh tế TP.HCM, các ngân hàng có quy mônhỏ hiện vẫn rất khó khăn để tìm kiếm đối tác chiến lược. Do đó việc tăngvốn điều lệ chủ yếu vẫn là phát hành thêm CP cho cổ đông hiện hữu. Khi đó,một lượng vốn khổng lồ sẽ phải được huy động để góp vốn vào ngân hàng cũngsẽ tác động phần nào đến nguồn vốn trên thị trường chứng khoán nói chung vàcả nhóm CP ngành ngân hàng. Khi nguồn vốn càng lớn thì lượng CP càng nhiềuvà thu nhập trên mỗi CP (EPS) sẽ giảm đi trong thời gian trước mắt.

Còn theo nhận định của TS LêThẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị kinh doanh trường ĐH Ngân hàng TP.HCM,ngành ngân hàng năm 2010 vẫn đối diện nhiều khó khăn, nhất là về chính sáchvĩ mô vì thay đổi khá nhanh chóng. Lợi nhuận của các ngân hàng cũng sẽ bịảnh hưởng khi khoảng cách về lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay được quyđịnh kéo sát lại gần nhau hơn. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng quyếtliệt giữa các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước cũng khiến chocác ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn... Vì vậy CP của ngànhngân hàng trong năm 2010 sẽ khó có đột biến cho dù đôi khi ngành ngân hàngvẫn được ưu ái như cần tăng trưởng tín dụng để đẩy mạnh tăng trưởng GDP. Khithị trường vẫn còn rộng mở thì ngân hàng vẫn có lợi thế hơn các doanh nghiệpkhác. Nhưng với lượng CP phát hành ồ ạt để tăng vốn theo quy định thì lạikhông hấp dẫn NĐT nên CP ngân hàng không còn ở vị thế "vua" như những nămtrước là tất yếu.

Theo Cổ phiếu ngân hàng đi về đâu?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.