"Công nghiệp ôtô Việt Nam: Chộp giật và đẽo cày giữa đường!"

Không biết công nghiệp ôtô ở đâu

Trong khi nhiều doanh nghiệp làm ăn chụp giựt,cốt thu lợi trước mắt thì các nhà hoạch định chính sách luôn rơi vào tình trạngloay hoay, "đẽo cày giữa đường", để tìm ra hướng đi cho công nghiệp ôtô ViệtNam. Thực trạng này kéo dài nhiều năm qua tạo ra một bức tránh xám màu về côngnghiệp ô tô nước nhà, kể cả hiện tại và trong tương lai ...

Không biết công nghiệp ôtô ở đâu

Trong khuôn khổ AutoExpo, hội thảo "Thị trường ô tô- công nghiệp hỗ trợ - hạ tầng giao thông -> nền tảng phát triển ngành côngnghiệp ôtô bền vững" đã được tổ chức ngày 10/6 tại Hà Nội. Tại đây, đại diện BộCông Thương, Bộ Tài chính, Hội kỹ sư ô tô VN và nhiều doanh nghiệp đều thốngnhất đề tài của hội thảo rất hay và rất đúng.

Tuy nhiên, qua các bài tham luậncủa đại diện các cơ quan này, những người tham dự cũng khó tự trả lời được câuhỏi, liệu ngành công nghiệp ô tô đã định hình thế nào, trước khi đề cập tới việcphát triển bền vững...?

Trên thực tế, nhu cầu sử dụng ô tô tại Việt Nam rấtcao. Theo ông Dư Quốc Thịnh, Chủ tịch hội kỹ sư ô tô Việt Nam, trong suốt cácnăm 2008, 2009 và nửa đầu năm 2010, doanh số bán ô tô của các doanh nghiệp sảnxuất lắp ráp trong nước khá ổn định, với mức tăng bình quân 10%/năm, bất chấptác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Dự kiến tới năm 2030, Việt Nam cókhoảng 3 triệu xe, tăng hơn gấp đôi so với con số khoảng 1,2 triệu xe hiện nay.

Tuy nhiên ông Thịnh cũng cho rằng công nghiệp ô tôViệt Nam vẫn bộc lộ những nhược điểm cố hữu: nhỏ lẻ, công nghiệp phụ trợ yếu, cơkhí chế tạo chưa phát triển...Một viễn cảnh không mấy sáng sủa nhưng lại rấtthực tế được ông Thịnh đưa ra là vào năm 2018, lượng xe nhập khẩu sẽ tăng mạnh;lượng lắp ráp giảm mạnh, thậm chí một số ngừng hoạt động, chuyển sang nhậpkhẩu...

"Công nghiệp ôtô Việt Nam: Chộp giật và đẽo cày giữa đường!"
Loay hoay với chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ (Ảnh: HT)

Đại diện cho Bộ Công Thương (đơn vị chủ trì và đóng vai trò quan trọng trongviệc xây dựng chính sách chiến lược phát triển công nghiệp ô tô), ông Ngô VănTrụ, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, lại  liên tục thở vắn than dài về hiệntrạng công nghiệp ô tô VN.

Ông chia sẻ, sau 20 năm làm việc trong lĩnh vực ô tô,ông rất buồn khi chứng kiến cảnh một đất nước có doanh số trên 100 nghìn xe/nămmà có tới trên 40 doanh nghiệp sản xuất lắp ráp. Rất nhiều trong số này làm ănchụp giựt, nhập khẩu công nghệ, thiết bị rẻ tiền, lắp ráp ôtô rồi ...đòi Nhànước hỗ trợ. Và đến khi "vơ được một mớ", họ sẵn sàng rút lui khỏi thị trường,chẳng cần quan tâm gì tới cái gọi là công nghiệp ô tô.

Bàn về một trong những khía cạnh cốt lõi để pháttriển công nghiệp ô tô là công nghiệp phụ trợ, ông Trụ cho biết rất nhiều doanhnghiệp nước ngoài muốn tham gia nhưng không tham gia được vì nhiều lý do. Bảnthân các cơ quan quản lý cũng loay hoay trong việc hoạch định chính sách.

"Chúng tôi đang xây dựng dự thảo nghị định pháttriển công nghiệp hỗ trợ để trình Chính phủ thông qua. Tuy nhiên việc xây dựngNghị định này như thầy bói xem voi, như đẽo cày giữa đường. Ý tưởng bên đầu củachúng tôi là làm chi tiết, cụ thể nhưng có nhiều nguyên nhân dẫn tới bây giờ vẫnnhùng nhằng như thế. Tôi không nghĩ một sản phẩm lắp ráp hoàn thiện như ô tô lạikhông có những nhà cung cấp phụ tùng cấp 1, 2, 3, 4...thì sản phẩm đó là sảnphẩm gì?" - ông Trụ chia sẻ.

Chính sách, định hướng không có

Theo ông Trụ, chiến lược phát triển công nghiệp ô tônăm 2004 đã thành công với sự phát triển và nội địa hóa khá tốt của xe tải, xebuýt. Tuy nhiên đến nay chiến lược này cần phải thay đổi vì xe tải, xe buýt cũngsắp bước vào giai đoạn bão hòa và thoái trào. Bảo vệ quan điểm về xe chiến lượcdo chính Bộ Công Thương đề xuất, ông Trụ cho rằng có thể đề xuất cụ thể xe 6-9chỗ là chưa đúng, nhưng vẫn cần phải đưa ra một đề xuất để bàn thảo...

"Có thể đề xuất đó không đúng, nhưng phải có ngườiđề xuất, phải có chính sách, cơ chế cho nó, cứ im ỉm thế này thì vài năm nữachúng ta mỗi người làm một xe nhập khẩu mà đi cho xong. Khi đó kim ngạch nhậpkhẩu ô tô có thể lên tới 12-13 tỷ USD/năm và cán cân thương mại sẽ bị mất cânbằng nghiêm trọng chứ không phải như bây giờ" - ông Trụ nói.

Trong khi đơn vị hoạch định chiến lược cũng khôngvạch ra được chiến lược rõ ràng thì cơ quan thuế cũng chưa thống nhất được lộtrình để chuẩn bị cho sự xâm nhập ồ ạt của ô tô nhập khẩu.

Ông Nguyễn Văn Phụng, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính, cho hay,đối với xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc, theo cam kết WTO mức thuế nhập khẩu sẽgiảm xuống 70% vào năm 2014; nhiều dòng xe sẽ giảm xuống 47% vào năm 2017.

Trongkhi đó, theo cam kết với các nước ASEAN, thuế nhập khẩu giảm nhanh và mạnh hơn,cụ thể các loại xe chở người từ 9 chỗ trở xuống sẽ giảm xuống 0% vào năm 2018.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, năm 2010, Bộ Tàichính cũng chưa có một phương án rõ ràng nào về lộ trình cắt giảm thuế. Hiện vẫncòn 2 luồng ý kiến. Có ý kiến cho rằng cần một lộ trình giảm thuế nhập khẩu từnay đến năm 2018, chia thành các bước để tránh thiên lệch về luồng thương mại.

Tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị ổn định mức thuế tối đa theo cam kết đến năm2018, kể cả với ô tô nguyên chiếc và phụ tùng, để hỗ trợ sản xuất lắp ráp trongnước.

Rõ ràng, câu hỏi công nghiệp ô tô Việt Nam đang ở đâu ? và tương lai sẽ ra sao ?đang dần được vẽ ra bởi những nét xám màu...

Theo HữuThọ
VnMedia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.