Đại gia chân đất: Liều mạng, đốt tiền chế máy bay

Nhờ bàn tay và khối óc sáng tạo, những người nông dân, thợ rèn, thương binh... đã tự chế tạo trực thăng. Họ chấp nhận bị mang tiếng là dở hơi, liều lĩnh, thậm chí có người dám đánh đổi cả gia tài để theo đuổi niềm đam mê, hoài bão bay.

 Nhờ bàn tay và khối óc sáng tạo, những người nông dân, thợ rèn, thương binh... đã tự chế tạo trực thăng. Họ chấp nhận bị mang tiếng là dở hơi, liều lĩnh, thậm chí có người dám đánh đổi cả gia tài để theo đuổi niềm đam mê, hoài bão bay.

Thợ sửa xe tự chế trực thăng chơi

Mới đây, thông tin anh thợ sửa xe máy Nguyễn Văn Thắng (phố Gia Quất, quận Long Biên, Hà Nội) chế tạo thành công máy bay khiến nhiều người ngỡ ngàng thán phục tinh thần sáng tạo dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư của anh.

Ý tưởng để anh Thắng chế tạo trực thăng đến từ một lần xem trên mạng, đọc báo thấy một người ở trong Nam chế tạo ra trực thăng. Được vợ ủng hộ, anh bắt tay vào làm. Thấy việc chế tạo máy bay tốn nhiều công sức và chi phí, nhiều người bảo anh bị “dở”, không được học mà cũng đi “cướp” nghề của kỹ sư. Song anh Thắng vẫn quyết tâm làm bằng được.

máy-bay, nông-dân, kỹ-sư, trực-thăng, Bùi-Hiển, thợ-vườn, thợ-rèn, Nguyễn-Văn-Thắng, xe-chế, xe-độ, chế-tạo

Anh Thắng bên chiếc trực thăng tự chế.

Anh mày mò chế tạo từ kinh nghiệm trải qua trên 20 năm làm nghề sửa xe máy chứ không được đào tạo qua trường lớp nào. Ngoài động cơ của ôtô cũ thì tất cả các bộ phận khác của trực thăng anh đều chế tạo thủ công. Trong 3 tháng kể từ khi có ý tưởng làm trực thăng, phải mất nhiều công đoạn, hàng trăm chi tiết khác nhau, nhiều thứ không mua được thì phải tự gò, hàn. Sau 3 tháng miệt mài, anh Thắng đã hoàn thiện chiếc trực thăng với tổng chi phí gần 200 triệu đồng.

Anh Thắng tâm sự, chế tạo được chiếc trực thăng này là vì anh đam mê và muốn xem sức mình đến đâu, mặc dù anh mới học hết cấp II. Anh mong những sáng chế của mình sẽ được ứng dụng vào đời sống một cách an toàn và hiệu quả.

Thương binh 'liều' mong chế máy bay thật

Niềm đam mê chế tạo một sản phẩm bay lên được của kỹ sư Bùi Hiển bắt đầu từ thú chơi máy bay mô hình. Song chơi lâu trò chơi vừa tốn kém, vừa đòi hỏi trình độ kỹ thuật này, ông dần chuyển niềm đam mê thành mong ước tự chế cho mình một chiếc máy bay thật. Một chiếc máy bay mà ông có thể ngồi vào trong nó để điều khiển, để bay lên và chứng minh cho mọi người thấy người Việt Nam cũng có thể chế tạo máy bay.

máy-bay, nông-dân, kỹ-sư, trực-thăng, Bùi-Hiển, thợ-vườn, thợ-rèn, Nguyễn-Văn-Thắng, xe-chế, xe-độ, chế-tạo

Ông thương binh Bùi Hiển tuy đã lục tuần nhưng vẫn ngày ngày mày mò chế tạo trực thăng để thế hệ con cháu mai sau noi gương mình.

Với ý chí và sự kiên trì của một cựu pháo binh, cùng với kinh nghiệm gần 20 năm gắn bó với máy móc kỹ thuật, giữa năm 2009, kỹ sư Bùi Hiển bắt đầu thực hiện những công đoạn đầu tiên của việc chế tạo máy bay. Suốt 3 năm ròng rã học hỏi trên Internet, các diễn đàn, ông quyết định biến garage của mình trở thành xưởng để chế tạo máy bay.

Do ở Việt Nam không bán phụ tùng, máy móc của máy bay nên tất cả mọi thứ ông đều phải tự tìm kiếm rồi phay, tiện, hàn, ráp nối để làm sao đồ của ôtô, xe máy, ca-nô đều trở thành... phụ tùng máy bay. Năm 2012, chiếc máy bay trực thăng tự chế siêu nhẹ đầu tiên ra đời và đã bay thử trong xưởng thành công.

Tuy nhiên, ông Hiển vẫn chưa hài lòng với chiếc máy bay đầu tiên vì còn nhiều hạn chế ở động cơ, hộp số. Và ông lại nhập máy từ nước ngoài về rồi tiếp tục tự tay lắp ráp, mày mò, chuẩn bị cho ra đời thêm một chiếc nữa để thỏa mãn niềm đam mê.

Tuy năm nay đã lục tuần, ông vẫn nuôi ước mơ một ngày nào đó, những chiếc máy bay do ông làm ra sẽ tung cánh trên bầu trời quê hương. Dẫu chặng đường thực hiện mơ ước còn lắm gian truân, nhưng ông vẫn khẳng định “sẽ làm khi nào được thì thôi”.

10 năm chế tạo trực thăng mini thể thao

Đeo đuổi giấc mơ bay từ thời sinh viên, Phạm Xuân Quốc (TP. HCM) đã mày mò tìm cách để hiện thực hóa. Đến năm 2001, anh Quốc quyết định bắt tay vào làm. Anh bắt đầu từ ý tưởng về một máy bay cánh quạt, rồi chuyển hướng sang làm trực thăng mini thể thao. Trong gần 10 năm, không kinh nghiệm, khái niệm động lực học cũng rất ít, cũng không có sự hỗ trợ của một nhân viên kỹ thuật hay chuyên gia nào, người kỹ sư điện tự mình suy nghĩ ra mô hình, rồi ráp động cơ.

máy-bay, nông-dân, kỹ-sư, trực-thăng, Bùi-Hiển, thợ-vườn, thợ-rèn, Nguyễn-Văn-Thắng, xe-chế, xe-độ, chế-tạo

Anh Quốc dành 10 năm chế tạo máy bay để thỏa mãn ước mơ bay của mình

Đến tháng 9/2010, chiếc trực thăng mini thể thao “made in Vietnam” ra đời. Thời điểm đó, chàng kỹ sư trẻ đã nhờ báo chí chuyển một lá thư đến Chủ tịch nước, đề nghị được tạo điều kiện để bay thử. "Chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ từ bỏ ước mơ bay, chiếc trực thăng giờ đã hoàn thiện và tôi sẵn sàng ngồi vào đó để bay thử", anh Quốc tâm sự.

Dù biết còn muôn vàn khó khăn và có thể cũng như trường hợp của hai nông dân ở Tây Ninh, chế tạo máy bay rồi không cất cánh được, nhưng chàng kỹ sư điện này không nản lòng. "Chắc chắn đây không phải là một sản phẩm khoa học hoàn chỉnh nhưng khi bắt tay vào chế tạo, thông điệp của tôi muốn gửi đến các bạn trẻ là phải dám nghĩ dám làm", anh Quốc chia sẻ với báo giới.

Hai lúa chế trực thăng xuất ngoại

"Ước mơ bay" không chỉ đến với những kỹ sư người Việt mà ngay cả nông dân cũng ấp ủ. "Hai lúa" Trần Quốc Hải (xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đã táo bạo chế tạo trực thăng để xuất ngoại.

máy-bay, nông-dân, kỹ-sư, trực-thăng, Bùi-Hiển, thợ-vườn, thợ-rèn, Nguyễn-Văn-Thắng, xe-chế, xe-độ, chế-tạo

Chiếc trực thăng đầu tiên của anh Hải được trưng bày tại Viện Bảo tàng New York - Mỹ.

Bắt đầu từ ước mơ chế tạo trực thăng để bay trên vùng rẫy bón phân như ngành nông nghiệp Mỹ đã thực hiện, anh Hải dành nhiều thời gian tìm tòi, học hỏi quy trình vận hành, nguyên tắc hoạt động của máy bay.

Sau một thời gian dài nghiên cứu, năm 2003, anh chế tạo chiếc trực thăng đầu tiên. Tuy nhiên, máy bay cất cánh lên khỏi mặt đất 2m, được 13 ngày thì không được phép bay.

Không nản chí, đến cuối năm 2006, anh Hải tiếp tục cho ra đời chiếc thứ hai cải tiến, hiện đại hơn chiếc trước mà giá thành chỉ bằng... một chiếc ôtô. Anh cùng cộng sự đưa máy bay ra đồng bay thử. Song, các cơ quan chức năng kết luận máy bay “không thể bay được”.

Việc một nông dân chế tạo máy bay bằng phương pháp thủ công đã được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận. Họ đã liên hệ để đưa chiếc trực thăng của anh Hải đi chu du, triển lãm ở nhiều nước và công nhận anh là “kỹ sư - nhà nông”. 2 chiếc máy bay trực thăng "made in Việt Nam" do anh Hải chế tạo đã được "xuất khẩu".

Theo VEF


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.