Đồ gỗ ngoại nhập tràn ngập

Mất thị trường 3 tỉ USDnăm

Trong khi các doanh nghiệp gỗ trong nước đua nhau sản xuấthàng xuất khẩu thì hàng ngoại, nhất là hàng Trung Quốc, tràn ngập thị trườngVN.

>>
>>

Tại các khu vực chuyênkinh doanh đồ gỗ ở TPHCM như khu vực đường Ngô Gia Tự, Tô Hiến Thành (Q.10),Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3), Cộng Hòa (Q. Tân Bình), Bạch Đằng (Q. Bình Thạnh),gần đây tràn ngập các loại đồ gỗ nội thất mẫu mã mới rất đa dạng, màu sắcbóng bẩy, bắt mắt. Nhiều người tưởng rằng thị trường đồ gỗ trong nước đangkhởi sắc. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, phần lớn là hàng ngoại nhập,trong đó chủ yếu là hàng Trung Quốc (TQ).

Mất thị trường 3 tỉ USD/năm

Ở khu vực kinh doanh đồ gỗ Ngô Gia Tự, người bán giới thiệu những mặthàng làm từ gỗ tự nhiên là hàng của xưởng tự đóng. Nhưng đó chỉ là mộtsố loại bàn ghế với rất ít mẫu mã. Còn những mặt hàng làm từ gỗ nhân tạochiếm đa số, nhiều kiểu để chọn lựa thì phần lớn được giới thiệu là hàngnhập khẩu từ Đài Loan, Hồng Kông. Tuy nhiên, theo ông Trần Hoàng Trung,chủ một cửa hàng ở đây, thừa nhận phần lớn đó là hàng nhập từ TQ. HàngTQ khá đa dạng, được thiết kế đồng bộ.

Đồ gỗ ngoại nhập tràn ngập
Đồ gỗ  Trung Quốc được  bán nhiều tại khu vực chuyên kinh doanh đồ gỗ  nội thất trên đường Ngô Gia Tự, quận 10- TPHCM (Ảnh: Xuân Thảo)

Chẳng hạn trang bị cho phòng ngủsẽ có trọn bộ từ giường, tủ, bàn ghế, bàn trang điểm cho đến các vậtdụng đi kèm như kệ treo tường, đèn ngủ, đèn đọc sách. Từng loại sản phẩmcòn được thiết kế tiện ích như giường có thêm ngăn chứa đồ phía dưới, tủcó gắn thêm bàn xếp lại được. Nhiều sản phẩm còn được thiết kế theo dạngmô-đun, người tiêu dùng có thể mua từng món về tự lắp ráp dễ dàng theosở thích riêng...

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (Hawa),cho biết thị trường đồ gỗ nội thất của VN rất lớn, mức độ tiêu thụ tăngtrưởng hằng năm từ 15%-20%. Các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu đồ gỗ vớikim ngạch lên đến 3 tỉ USD/năm nhưng thị trường nội địa gần như bỏ ngỏ,nhường “sân” chơi cho hàng ngoại nhập.

Đồ gỗ ngoại nhập tràn ngập

Kết quả điều tra khảo sát thịtrường gần đây cho thấy chỉ có khoảng 20% doanh số tiêu thụ đồ gỗ thuộcvề DN trong nước, còn 80% giá trị thuộc về các sản phẩm đến từ TQ,Malaysia, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan... Theo đánh giá của Hawa, doanhsố tiêu thụ đồ gỗ trong nước mỗi năm cũng khoảng 3 tỉ USD...

Ông Điền Quang Hiệp, Giám đốc Công ty Đồ gỗ Minh Phát (Bình Dương), chorằng sở dĩ DN trong nước đua nhau làm hàng xuất khẩu là do dễ làm vìkhách hàng đặt lượng hàng lớn (vài chục container trở lên). Còn làm hàngtrong nước cần đa dạng mẫu mã, thay đổi liên tục và số lượng ít nên ngạilàm, chưa kể phải đầu tư lớn cho hệ thống phân phối.

Thương hiệu lớn cũng nhập hàng

Giới chuyên môn cho biết trong khi DN gỗ trong nước mải mê với hàng xuấtkhẩu thì DN nước ngoài đã tận dụng thời cơ để vào thị trường VN. Điềuđáng nói là nhiều DN nước ngoài, nhất là TQ, thời gian qua đã ồ ạt nhậpnguyên liệu gỗ rừng trồng của VN với giá rẻ chỉ từ 4 triệu đồng - 5triệu đồng/m³, nay họ lại xuất ngược sản phẩm hoàn chỉnh sang VN với mứcgiá cao.

Đồ gỗ ngoại nhập tràn ngập

Đồ gỗ ngoại nhập bán tràn lan ở thị trường TPHCM (Ảnh: Xuân Thảo)

Một số DN gỗ tiết lộ hiện nay, nhiều nhà phân phối đồ gỗ trong nước hằngtháng nhập khẩu từ 30 - 40 container đồ gỗ từ TQ theo dạng thành phẩmhoặc bán thành phẩm về lắp ráp bán ra thị trường. Một số siêu thị đồ gỗnổi tiếng trong nước, ngoài việc tự sản xuất, cũng đang đua nhau nhậphàng TQ với số lượng lớn về bán nhập nhằng như hàng trong nước để đượcgiá cao và dễ bán. Một số thương hiệu đồ gỗ trong nước đã được khẳngđịnh cũng làm theo cách này...

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và Lâm sản VN, sở dĩhàng ngoại nhập về nhiều là do thuế nhập khẩu sản phẩm gỗ thành phẩm từnăm 2009 đã giảm còn 0%-3% đã tạo áp lực lớn lên ngành gỗ trong nước.Lượng hàng nhập về có đủ loại từ bàn ghế, tủ, giường cho đến những sảnphẩm đơn giản như kệ sách, bàn trang điểm... với số lượng rất lớn khôngthống kê nổi.

Đẹp nhưng chất lượng kém
Một số DN gỗ tại TPHCM cho biết đồ gỗ TQ rất đa dạng được làm từ gỗ nhân tạo, gỗ rừng trồng, gỗ ghép thanh với giá bán rẻ hơn hàng trong nước từ 20%-30%. Tuy nhiên, không ít cửa hàng nhập về đã đẩy giá lên khá cao bằng cách giới thiệu với khách đây là hàng cao cấp. Thực chất, hàng TQ đều thuộc dạng hàng “chợ”, mẫu mã đẹp nhưng chất lượng kém xa hàng trong nước sản xuất. Lớp véc-ni là loại rẻ tiền nên nhanh bong tróc. Loại đóng bằng gỗ ghép bên trong thường sử dụng chất liệu gỗ tạp hoặc mùn cưa, dăm bào nên mau hư hỏng.

Theo Nguyễn Hải
Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.