Doanh nghiệp FDI bị “treo”… niêm yết

Mòn mỏi chờ hướng dẫn

Chỉ vì thiếu văn bản hướng dẫn mà hơn 1 năm nay, các doanh nghiệp có vốn đầutư trực tiếp nước ngoài (FDI), sau khi chuyển đổi sang thành công ty cổ phầngặp nhiều khó khăn trong việc niêm yết trên sàn chứng khoán.

Mòn mỏi chờ hướng dẫn

Trước đây, các doanh nghiệp FDI khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần vàniêm yết trên thị trường chứng khoán thì thực hiện theo Nghị định 38/2003/NĐ -CP của Chính phủ hướng dẫn thí điểm việc chuyển đổi doanh nghiệp FDI sang côngty cổ phần và theo Quyết định 238/2005/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệtham gia của bên nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên, từ khi Nghị định 101/2006/NĐ - CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ ra đời,quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư củacác doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (thaythế Nghị định 38/2003/NĐ - CP) và Quyết định số 55/2009/QĐ - TTg của Thủ tướngChính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán ViệtNam (thay thế Quyết định 238/TTg) có hiệu lực, một số quy định đã thay đổi sovới các văn bản trước đó và cần phải có văn bản hướng dẫn.

Cụ thể: Nghị định 101/CP không hạn chế tỷ lệ sở hữu của bên nước ngoài khi thựchiện chuyển đổi sang công ty cổ phần, mà chỉ quy định nếu doanh nghiệp chuyểnđổi muốn tiếp tục được hưởng ưu đãi đầu tư thì bên nước ngoài phải nắm giữ tốithiểu 30% vốn điều lệ.

Còn Quyết định 55/TTg thì không quy định cụ thể vấn đề sởhữu nước ngoài đối với doanh nghiệp FDI chuyển đổi sang công ty cổ phần, do vậykhi doanh nghiệp xin niêm yết tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở một số doanh nghiệp đãvượt tỷ lệ quy định là 49% vốn điều lệ…

Doanh nghiệp FDI bị “treo”… niêm yết
Nhiều doanh nghiệp FDI đã hoàn tất thủ tục hoặc có kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán mà vẫn không niêm yết được trên sàn chứng khoán vì thiếu văn bản hướng dẫn

Tình trạng thiếu văn bản hướng dẫn này đã kéo dài hơn 1 năm nay mà vẫn chưa đượcgiải quyết. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp FDI đã hoàn tất thủ tục hoặc có kế hoạchniêm yết trên sàn chứng khoán rất bức xúc, lúng túng trong việc đưa doanh nghiệpmình lên niêm yết. Cũng vì nguyên nhân này mà tại nhiều doanh nghiệp FDI đã niêmyết cổ phiếu, cổ phiếu của các cổ đông sáng lập vẫn chưa thể niêm yết được, cũngchưa thể chuyển nhượng...

Một giám đốc doanh nghiệp FDI đang chờ niêm yết trên sàn HOSE than thở: Khôngniêm yết được cổ phiếu khiến kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp bị đảo lộn.

Còn ông Lee Jae Eun, Tổng giám đốc Công ty cổ phần EverpiaViệt Nam (doanh nghiệp đã hoàn thành hồ sơ niêm yết) tỏ ra bất ngờ vì việc khôngđược niêm yết do chưa có văn bản hướng dẫn. Ông cho rằng, theo thông lệ, cơ quanquản lý thị trường chứng khoán phải có biện pháp thúc giục các doanh nghiệp lênniêm yết, chứ không có chuyện doanh nghiệp bị cản trở khi muốn niêm yết.

Với cơcấu 47% cổ phần do cổ đông nước ngoài nắm, còn lại là do cổ đông trong nước sởhữu, việc không được chấp thuận niêm yết đang gây thiệt hại lớn cho chính các cổđông trong nước. Hiện lãnh đạo công ty Everpia Việt Nam đang phải chịu sức éprất lớn từ phía cổ đông trong nước, cũng như các cổ đông chiến lược, do khôngthực hiện được kế hoạch niêm yết như đã cam kết.

Gỡ khó cho doanh nghiệp

Dự kiến, các doanh nghiệp FDI chuyển đổi sang cổ phần sẽ không hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Sơn - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trườngchứng khoán, UBCKNN cho biết, Bộ Tài chính đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ theohướng: Đối với các doanh nghiệp FDI chuyển đổi sang công ty cổ phần sẽ không hạnchế tỷ lệ sở hữu nước ngoài (ngoại trừ các lĩnh vực theo quy định của pháp luậtchuyên ngành, hoặc theo danh mục quy định của Thủ tướng Chính phủ - ví dụ ngânhàng là 30%).

Ngoài ra, khi niêm yết doanh nghiệp FDI chuyển đổi sẽ phải niêmyết toàn bộ cổ phiếu theo vốn điều lệ; số cổ phiếu nếu bị hạn chế chuyển nhượng(để hưởng ưu đãi đầu tư) sẽ được hạch toán vào tài khoản lưu ký hạn chế chuyểnnhượng. Khi phát hành tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp FDI cũng không bị hạn chếtỷ lệ sở hữu nước ngoài. Những vấn đề này nếu được Chính phủ thông qua sẽ đưavào thông tư hướng dẫn Quyết định 55/TTg.

Rõ ràng, lúc này cần sớm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp FDI niêm yết để tạođộng lực mới cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Theo Hải Anh
Doanh nhân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.