Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi được giữ nguyên tên

Theo đó, tính đến 172010, các doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hóa hoặc đang tiến hành cổ phần hóa nhưng chưa có quyết định công nhận giá trị doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền thì được chuyển thành công ty TNHH một thành viên theo quy định của Nghị định 252010 của Chính phủ và chủ sở hữu tiếp tục thực hiện các bước cổ phần hóa

Thủ tướng vừa có chỉ đạo đốivới việc sắp xếp, đặt tên, tổ chức lại mô hình của các doanh nghiệp nhà nướcthuộc diện chuyển đổi.

Theo đó, tính đến 1/7/2010, các doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hóa hoặc đangtiến hành cổ phần hóa nhưng chưa có quyết định công nhận giá trị doanh nghiệpcủa cấp có thẩm quyền thì được chuyển thành công ty TNHH một thành viên theo quyđịnh của Nghị định 25/2010 của Chính phủ và chủ sở hữu tiếp tục thực hiện cácbước cổ phần hóa. 

Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc diện trên tiếp tục hoạtđộng ổn định, đảm bảo tiến độ sắp xếp, Thủ tướng cho phép các doanh nghiệp đượcthực hiện một số quyền hạn nhất định, tránh vướng mắc nảy sinh trong và sau quátrình chuyển đổi, cụ thể:

Về tên gọi của công ty mẹ trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước,tổng công ty thuộc tập đoàn kinh tế khi chuyển thành công ty TNHH một thành viênthì được giữ nguyên tên như khi là công ty nhà nước, nhưng trong giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp phải bổ sung thêm loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH. 

Về chủ sở hữu, công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướngquyết định thành lập thì trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải ghi chủsở hữu là Nhà nước.

Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, kinh doanh thua lỗ, mất hết vốn nhànước, không đủ điều kiện chuyển thành công ty TNHH một thành viên thì tiến hànhcơ cấu lại nợ để chuyển thành công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viêntrở lên.

Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi được giữ nguyên tên
Thủ tướng đã ký quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động của công ty mẹ tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines)

Nếu không sắp xếp được theo các hình thức trên thì tiến hành bán doanh nghiệphoặc phá sản mà không cấp bổ sung vốn. Đối với các công ty mẹ mà có các doanhnghiệp thành viên thua lỗ nói trên, khi xác định vốn điều lệ của công ty mẹ đượcloại trừ các công ty này.

Còn đối với thành viên hội đồng thành viên công ty mẹ đang giữ các chức vụ quảnlý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên thì trong năm 2010 phải thực hiện đúngquy định tại điểm d khoản 2 Điều 21 Nghị định 25/2010 của Chính phủ.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hộiđồng quản trị các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước phải thực hiệnnghiêm túc việc chuyển công ty nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệpdưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Đồng thời, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phải báo cáo Thủ tướng việc chuyểnđổi các nhà xuất bản theo Luật Doanh nghiệp và Luật Xuất bản.

Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi được giữ nguyên tên

Các bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hội đồng quản trị cáctập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước phải báo cáo Thủ tướng kết quảchuyển đổi công ty nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trước ngày15/7/2010.

Đồng thời phải đề xuất các biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp kinh doanh thualỗ kéo dài mất hết vốn nhà nước, tiến độ cổ phần hóa công ty nhà nước, tiến độxử lý đối với doanh nghiệp thực hiện giải thể hoặc phá sản đến 30/6/2010.

Theo ước tính của Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Trung ương, sẽ có khoảng1.500 doanh nghiệp nhà nước sẽ thuộc diện chuyển đổi sang mô hình công ty TNHHmột thành viên vì chưa hoàn thành cổ phần hóa trước 1/7 tới.

Đến thời điểm này, Thủ tướng đã ký quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động củacông ty mẹ tại 3 tập đoàn, tổng công ty là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tổng công tyThuốc lá Việt Nam (Vinataba) sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thànhviên.

Theo Từ Nguyên
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.