Doanh nghiệp trong nước kêu cứu

Hiệp hội chế biến lâm sản Đồng Nai đã có văn bản kêu cứu.

Vừa gượng dậy sau ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, năm 2010, các doanh nghiệp (DN)chế biến gỗ xuất khẩu ở Đồng Nai (chiếm gần 60% số DN chế biến gỗ cả nước) bắtđầu sản xuất ổn định trở lại. Thế nhưng hiện nay giá gỗ nguyên liệu tăng độtbiến, khiến nhiều DN không kịp trở tay.

Hiệp hội chế biến lâm sản Đồng Nai đã có văn bản kêu cứu.

Lao đao

Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Hòa Bình (phường Long Bình, TP.Biên Hòa) lànơi tiêu thụ gỗ nguyên liệu cho nhiều DN chế biến gỗ nguyên liệu thô ở Đồng Nai,nhưng từ tháng 3 đến nay, cũng như nhiều DN chế biến gỗ khác, Cty này đang bịđộng về nguồn nguyên liệu.

Doanh nghiệp trong nước kêu cứu
Một cơ sở sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu ở TP Biên Hòa (Đồng Nai)

Ông Tạ Đức Văn, Phó Tổng giám đốc của Cty cho biết: Giá gỗ nguyên liệu tăng mỗimét khối từ 20- 30%, trong khi đó Cty đã ký nhiều hợp đồng xuất khẩu đến tháng 8năm nay. Gỗ nguyên liệu đội giá như vậy, nhưng giá sản phẩm sản xuất ra khôngthể tăng được vì đã ràng buộc theo hợp đồng.

Không chỉ điêu đứng vì giá, Cty cũng không chủ động được về nguyên liệu thô bởitrước đây các DN bán nguyên liệu thô thường cho gối đầu thì nay họ yêu cầu trảđủ tiền mới giao hàng, gây áp lực về vốn. Nhưng nguồn hàng giao cũng chỉ nhỏgiọt.

Doanh nghiệp trong nước kêu cứu

Những DN lớn còn chống chọi được với giá nguyên liệu tăng, riêng các DN nhỏ, cơsở gia công gần như buông xuôi với giá. Ông Trần Sơn Lâm, chủ một cơ sở gia cônggỗ cho một Cty xuất khẩu ở xã Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom) than thở: Thiếu vốn, cơsở sản xuất gần như cầm chừng vì nguyên liệu mua phải thanh toán ngay. Bao nhiêuvốn liếng, kể cả vay mượn đều phải tập trung cho việc mua nguyên liệu sản xuất.

Gỗ tinh chế hay nguyên liệu thô

Giải thích việc giá nguyên liệu tăng đột biến, nhiều DN chế biến gỗ cho biết, donhiều DN chế biến gỗ ở Trung Quốc đang gom hàng nguyên liệu ở Đồng Nai, BìnhDương để đưa sang Trung Quốc.

Đặc biệt, các nguyên liệu gỗ tràm, cao su được xẻ thành từng phách nhỏ, sấy khôvà dán ép thành ván tấm, sơ chế dưới dạng ván sàn, gỗ ghép để khi xuất khẩu sangTrung Quốc được hưởng thuế suất xuất khẩu bằng 0 vì đã thành “gỗ tinh chế”.Chính vì kẽ hở này, các DN Trung Quốc sẵn sàng mua giá cao, đẩy các DN chế biếngỗ ở Đồng Nai vào thế khó.

Ông Phạm Văn Bân, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến lâm sản Đồng Nai cho rằng với tình trạng gỗ bị mua gom ồ ạt như hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong nước.

Trước tình hình này, Hiệp hội chế biến lâm sản Đồng Nai đã có văn bản gửi UBNDtỉnh, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đề nghịxem xét, rà soát lại gỗ được hưởng thuế suất xuất khẩu 0%.

Cụ thể là khi thông quan xuất khẩu mặt hàng gỗ sang thị trường Trung Quốc, nhấtthiết phải được kiểm tra phân biệt đúng hàng mộc tinh chế hay là gỗ nguyên liệugiả tinh chế, xác định đúng sản phẩm phải chịu thuế, sẽ giúp thị trường gỗnguyên liệu trong nước ổn định.

TheoĐức Minh
Tiền phong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.