Doanh nghiệp xuất khẩu lao động khó vay vốn, ký quỹ?

>> >>

Ngày 8/7, Đoàn giám sát củaỦy ban Thường vụ Quốc hội và lãnh đạo thành phố Hà Nội đã làm việc với 10 doanhnghiệp xuất khẩu lao động  trên địa bàn Hà Nội về “Việc tổ chức, thực hiện chínhsách pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

>>
>>

Tại đây, nhiều vấn đề được đại diện các doanh nghiệp "phàn nàn" như sự chênhlệch về phí môi giới giữa các doanh nghiệp; việc thành lập quá nhiều chi nhánh ởcác tỉnh, thành gây lộn xộn, thiệt hại cho người lao động; tình trạng bán giấyphép tràn lan; thủ tục vay vốn, ký quỹ tại các ngân hàng thương mại vẫn chưatheo chuẩn chung; giải quyết rủi ro cho người lao động và xử lý lao động bỏ trốncòn nhiều bất cập …. 

Theo ông Nguyễn Xuân Vui, Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Hàngkhông, hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều yêu cầu các doanh nghiệpxuất khẩu lao động phải ký quỹ từ 5-10% tổng số vốn vay để bảo lãnh cho ngườilao động. 

Ông Vui cho rằng, việc ký quỹ cao, gây khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, và gâyra nhiều nhiêu khê đối với thủ tục vay vốn của người lao động.

Một trong những vấn đề thời sự nhất được các doanh nghiệp quan tâm là từ ngày1/7, Luật Xuất nhập cảnh của Nhật Bản có hiệu lực, các doanh nghiệp khai thácthị trường này không được phép thu tiền đặt cọc của người lao động. Nhiều doanhnghiệp đã tỏ ra lo ngại với tình hình lao động bỏ trốn. 

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động khó vay vốn, ký quỹ?
Chỉ riêng doanh nghiệp không thể làm tổt việc xuất khẩu lao động

Đại diện Công ty cổ phần hợp tác lao động nước ngoài cho biết, trước đây, khoảntiền từ 8.000 đến 12.000 USD mà doanh nghiệp thu của người lao động, chỉ hoàntrả khi họ hết hợp đồng về nước, không vi phạm hợp đồng. Khoản tiền này được xemnhư là “bảo bối” để doanh nghiệp tạo an toàn cho chính mình trong trường hợp laođộng bỏ trốn ra ngoài làm việc. 

“Bây giờ không được thu khoản đó, lấy gì để chống trốn, trong khi cứ mỗi một laođộng bỏ trốn là doanh nghiệp trong nước phải chịu phạt 5.500 USD từ đối tác NhậtBản”, lãnh đạo một doanh nghiệp nói. 

Doanh nghiệp này cho biết, họ đã từng đưa sự việc bỏ trốn của một lao động ratòa án để giải quyết nhưng tòa yêu cầu phải đưa được lao động bỏ trốn về thì mớixét xử. Tìm lao động trốn ở xứ người khác nào “mò kim đáy bể”, cuối cùng doanhnghiệp phải bó tay. 

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động khó vay vốn, ký quỹ?

Xung quanh các vấn đề mà doanh nghiệp nêu, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy banVề các vấn đề xã hội của Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát cho rằng, một mình doanhnghiệp không thể làm tốt công tác xuất khẩu lao động, điều này rất cần sự phốihợp của các cơ quan chức năng để giải quyết những khó khăn, vướng mắc.

Không thể để tình trạng người lao động khi đăng ký đi xuất khẩu lao động thìphải thông qua các cơ quan quản lý địa phương, nhưng khi gặp rủi ro về nước lạiphải tự chạy khắp nơi tìm kiếm doanh nghiệp, trong khi địa phương đứng ngoàicuộc, không có chút trách nhiệm nào, bà Mai nhấn mạnh.

Bà Mai cũng cho biết mục đích của đoàn giám sát là đánh giá việc thực hiện chínhsách pháp luật về xuất khẩu lao động, gồm cả những mặt được và chưa được; xácđịnh nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và địa phương và doanhnghiệp, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sáchpháp luật về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Vì thế, các đơn vị liên quan cần đưa ra những đề xuất, những hướng giải quyết đểtrình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, đưa ra phương án sửa đổi những điểm bấthợp lý trong các chính sách về xuất khẩu lao động hiện nay.

Theo Vũ Quỳnh
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.