Dưa thối ngoài ruộng, hành ế trên đồng: Cũng tại dân?

Có một nghịch lý đang diễn ra, người nông dân có nguy cơ trắng tay vì hành ế ẩm, chất đống ở sân nhà thì ngoài thị trường, dân tìm đỏ mắt không thấy, đành chấp nhận mua hành Trung Quốc với giá cao.

Có một nghịch lý đang diễn ra, người nông dân có nguy cơ trắng tay vì hành ế ẩm, chất đống ở sân nhà thì ngoài thị trường, dân tìm đỏ mắt không thấy, đành chấp nhận mua hành Trung Quốc với giá cao.

Đi chợ chỉ thấy hành Tàu

Gần đây báo chí liên tục đưa tin về việc hành tây ở Đà Lạt, hành tím ở Sóc Trăng giá thấp kỷ lục, nông dân không bán được. Vậy mà khi đi chợ, bác Nguyễn Thị Lan Hương ở ngõ 92 đường Giải Phóng (Hà Nội) vẫn không thể chọn mua được hành nội, lại ngậm ngùi mua các loại hành Trung Quốc.

Theo lời bác Hương, ra chợ mới hỏi mua hành thì người bán nào cũng giới thiệu hành tây là hàng của Việt Nam, hành khô cũng là hàng xịn của Việt Nam, rằng không có hàng Trung Quốc ở đây. Thế nhưng, chỉ câu trước câu sau, họ lại thừa nhận ngay là hàng Trung Quốc. Với mẫu mã đẹp, củ nào củ nấy đều tăm tắp, vỏ bóng bẩy thì chỉ có hành Tàu.

Tương tự, chị Lê Thị Thùy (Tô Hiệu, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng chia sẻ rằng, hành ngoài chợ bán cả đống, hàng nào cũng có. Nhưng mua được các loại hành mà nông dân trồng thì không dễ chút nào.

Các loại hành Trung Quốc chất đống đầy chợ
Hành tím, hành tây, hành tím Sóc Trăng, hành tây Đà Lạt, hành khô, hành Tàu, hành Trung Quốc, chợ, nông dân, hành-tím, hành-tây, hành-tím-sóc-trăng, hành-tây-đà-lạt, hành-khô, hành-tàu, hành-trung-quốc, nông-sản, nông-dân

“Ngày nào cũng đi chợ nhưng chỉ thỉnh thoảng mới thấy người bán giới thiệu và mách nước rằng có hành, tỏi Việt và khuyên mình nên mua, còn đâu thì toàn hàng Trung Quốc. Mà mỗi lần mua được hành nội giá cũng cao gấp đôi”.

Chị Nguyễn Thị Hiền ở chung cư Kim Văn Kim Lũ (Nguyễn Xiển, Hoàng Mai, Hà Nội) thắc mắc, khắp nơi đều đang kêu hành của nông dân trồng đang ế chất đống, thế nhưng không hiểu sao mỗi lần ra chợ, chị vẫn phải mua hành giá cao. Ngày 15/4, giá hành tây Trung Quốc ở chợ vẫn là 13.000-14.000 đồng/kg, hành khô (hành tím) 21.000-22.000 đồng/kg. Có nơi không biết bán hành khô của ta hay Tàu mà tận 45.000 đồng/kg.

“Trong khi đó, tôi thấy trên mạng, người ta nói hành Việt đang ế, giá chỉ vài ngàn đồng một kg. Sao lại vô lý như vậy?”, chị Hiền thắc mắc.

Chị Hiền cho rằng, quá vô lý khi hành của dân trồng thì ế chỏng chơ trong khi những người tiêu dùng như chị lại phải mua hàng giá cao. Liệu khâu phân phối có vấn đề hay không khi không thể kết nối được giữa người sản xuất và người tiêu thụ?

Theo ghi nhận của PV, ngoài chợ hiện nay bán khá nhiều các loại hành khô (giá 20.000-22.000 đồng/kg), hành tây (giá 13.000-15.000 đồng/kg), song, để mua được các loại hành Việt thì thực sự rất hiếm.

Chị Mai tiểu thương chuyên bán các mặt hàng khô ở chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, tại chợ này hành ta là hàng hiếm, có khi cả chợ không có nổi một cân để bán. Trong khi các loại hành Trung Quốc thì ngập chợ, mua bao nhiêu cũng có.

Chợ đầu mối chuyên bán nông sản Việt?

Trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, cho rằng, rất nhiều loại nông sản Việt gặp khó khăn như vậy.

Hành tím, hành tây, hành tím Sóc Trăng, hành tây Đà Lạt, hành khô, hành Tàu, hành Trung Quốc, chợ, nông dân, hành-tím, hành-tây, hành-tím-sóc-trăng, hành-tây-đà-lạt, hành-khô, hành-tàu, hành-trung-quốc, nông-sản, nông-dân

Đi chợ không tìm mua đươc hành Việt, người dân đành ngậm ngùi mua hành Trung Quốc về ăn

Thực tế, mấy ngày nay, trên mạng mọi người thi nhau kêu gọi mua dưa hấu, hành tím, hành tây rồi củ dền giúp nông dân. Đây là hành động tốt để giải phóng nông sản cho bà con nông dân nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế. Không thể cứ kêu gọi người dân mua mãi như thế được.

Theo ông Phú, ngoài chuyện quy hoạch trồng với diện tích bao nhiêu, việc quan trọng bây giờ là phải có công nghệ chế biến, xây dựng kho bảo quản, tìm thị trường, bỏ bớt khâu trung gian. Khâu trung gian hiện quá nhiều dẫn đến thực trạng chỗ thì ế còn chỗ thì không có mà mua.

Chúng ta phải làm thương hiệu cho các mặt hàng này bởi nhiều khi đi chợ, tiểu thương bảo bán hàng Việt mà dân không tin cứ nghĩ hàng Trung Quốc nên không mua. Phải có “nhạc trưởng chỉ huy” trong quá trình phân phối, tiêu thụ chứ không thể để nông dân “tự bơi”.

“Chúng ta có thể mở các chợ đầu mối chuyên bán các loại nông sản Việt Nam. Phải có bao bì, nhãn mác nhận diện. Có như thế người dân mới tin tưởng được và không bị ám ảnh bởi câu chuyện hàng Tàu đột lốt hàng Việt”, ông Phú nói.

Một số chuyên gia kinh tế cũng nhìn nhận, nếu cứ tiếp tục kéo dài cách làm như trên thì năm nay dưa hấu, hành tím, hành tây rớt giá, phải kêu gọi sự tiêu thụ mang đúng ý nghĩa là “ủng hộ” thì sang năm và những năm sau nữa có thể là nhãn, vải, thanh long, cà chua, bắp cải,... Sở dĩ như vậy vì sản xuất và tiêu thụ nông sản hiện là mối quan hệ giữa nông dân - tiểu thương -người tiêu dùng. Trong khi ở các nước khác, đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Thực tế thì hiện nay, nhiều địa phương cũng đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Nhưng đa số mới chỉ dừng lại ở những công bố hay cam kết, còn triển khai thì chưa nhiều.

Một số ý kiến khác cho rằng, nhà nước không nên can thiệp bởi sẽ làm méo mó thị trường, phải để tự nó điều chỉnh. Tuy nhiên, cần phải tổ chức lại hệ thống phân phối, bớt các tầng nấc trung gian, để sản phẩm của nông dân đến được với người tiêu dùng, không phụ thuộc hoàn toàn vào sự tiêu thụ ở một thị trường nào đó, như dưa hấu phụ thuộc Trung Quốc, hay hành tím ế là do Indonesia hạn chế nhập.

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.