Dừng xây nhà cao tầng ở HN: Hàng nghìn tỷ đồng bị "phơi nắng"

Theo văn bản mới nhất vừa được VCCI gửi tới Văn phòng Chính phủ, đã có 7 doanh nghiệp có dự án đầu tư tại 4 quận nội thành đang bị tạm ngừng gửi công văn kiến nghị kèm theo hồ sơ pháp lý liên quan, đề nghị VCCI tập hợp và chuyển tới Văn phòng Chính phủ, đề nghị Thủ tướng nghiên cứu và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Theo ông Phạm GiaTúc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI), việc UBND thành phố Hà Nội tạm ngừng cấp phép các dự án cao tầng ởkhu vực trung tâm, hàng nghìn tỷ đồng đã được đầu tư vào đây có nguy cơ trởthành gánh nặng cho các doanh nghiệp có dự án.

Theo văn bản mới nhất vừa được VCCI gửi tới Văn phòngChính phủ, đã có 7 doanh nghiệp có dự án đầu tư tại 4 quận nội thành đang bịtạm ngừng gửi công văn kiến nghị kèm theo hồ sơ pháp lý liên quan, đề nghịVCCI tập hợp và chuyển tới Văn phòng Chính phủ, đề nghị Thủ tướng nghiên cứuvà tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Đồng loạt kêu cứu

Danh sách 7 doanh nghiệp có kiến nghị gồm: Tổng công tyĐường sắt Việt Nam (đầu tư dự án văn phòng cho thuê - trung tâm thương mạitại 31A Láng Hạ), quận Đống Đa, đã hoàn thành công tác di dời, đã nộp tiềnsử dụng đất; Công ty CP may Thăng Long (đầu tư dự án tại 250 Minh Khai, quậnHai Bà Trưng), đã hoàn thành công tác di chuyển, đã phê duyệt giá tiền sửdụng đất);

Công ty CP đầu tư dầu khí Toàn cầu (dự án tại 170 La Thành, quậnĐống Đa), đã nộp tiền sử dụng đất, đã nộp hồ sơ và có giấy hẹn của Sở Xâydựng);

Công ty CP Trần Hưng Đạo (dự án tại 114 Mai Hắc Đế), đã nộp tiền sửdụng đất; Công ty TNHH Minh Khang (dự án tại 20 Núi Trúc), đã nộp tiền sửdụng đất và có giấy hẹn của Sở Xây dựng); Công ty CP cơ điện và Xây dựngViệt Nam (dự án tại ngõ 102 Trường Chinh, quận Đống Đa), đã nộp tiền sử dụngđất) và Công ty CP đầu tư Láng Hạ (dự án tại 1A- 1D Láng Hạ, quận Ba Đình),đã đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng và nộp tiền thuê đất).

Dừng xây nhà cao tầng ở HN: Hàng nghìn tỷ đồng bị "phơi nắng"
Doanh nghiệp đồng tình với chủ trương hạn chế xây nhà cao tầng ở trung tâm nhưng cũng muốn các khó khăn sớm được tháo gỡ (Ảnh: Đức Long)

VCCI cho biết, các doanh nghiệp đều đồng tình với chủtrương của Chính phủ về bảo tồn khu phố cổ và hạn chế xây dựng nhà cao tầngtrong khu vực trung tâm. Tuy nhiên, việc tạm dừng đột ngột, dừng thủ tụccuối cùng (cấp phép xây dựng) đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Bởi lẽ, để đủ điều kiện cấp phép, họ phải hoàn thiện một loạt các thủ tục cóliên quan trong khoảng 3 - 4 năm, thậm chí 6- 8 năm. Đặc biệt, hàng nghìn tỷđồng đã đầu tư vào các dự án đang có nguy cơ trở thành gánh nặng cho cácdoanh nghiệp. Vì thế, các cơ quan chức năng cần sớm phân loại các dự án đểxác định xem dự án nào có thể cho tiếp tục triển khai. Đối với các dự án cònlại, cần có biện pháp hỗ trợ để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.

Càng chậm tháo gỡ càng thiệt hại

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Đức Toàn, Phó giám đốc dựán nhà điều hành sản xuất, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại tại 31ALáng Hạ, quận Đống Đa, một trong 7 “khổ chủ”, cho biết tổng vốn đầu tư củadự án là hơn 2.000 tỷ đồng.

Tháng 3/2009, chỉ tiêu quy hoạch và phương ánkiến trúc của dự án 31 tầng này đã được Sở Quy hoạch- Kiến trúc phê duyệt.Tính đến tháng 12/2009 (thời điểm có quyết định tạm ngừng), Tổng Công tyĐường sắt Việt Nam đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng việc giải phóng mặt bằng, lậpdự án và thuê tư vấn thiết kế.

Nếu dự án được tiếp tục triển khai, doanhnghiệp sẽ nộp cho thành phố khoảng 400 tỷ đồng tiền sử dụng đất. “Chúng tôitha thiết mong Thủ tướng sớm xem xét và sớm tháo gỡ, bởi cứ chậm ngày nào làchúng tôi lại phải chịu thiệt hại ngày đó”, ông Toàn nói.

Bà Vũ Thị Liên, Phó tổng giám đốc Công ty CP dệt mayThăng Long (chủ đầu tư dự án tại 250 Minh Khai), cũng cho biết: “Dự án củachúng tôi đã được Sở Quy hoạch – Kiến trúc phê duyệt đầu năm 2009. Công tyđã đi vay ngân hàng 250 tỷ đồng để nộp tiền sử dụng đất”.

Tuy nhiên, theo bàLiên, công ty chưa dám nộp cho thành phố vì chưa biết dự án có được xây dựngnữa hay không. Số tiền này vẫn đang được “đắp chiếu” trong két của công ty.Trong khi đó, ngân hàng quy định số tiền này không được đầu tư vào mục đíchkhác. “Hằng tháng, chúng tôi vẫn phải trả lãi 17%. Chỉ cần kéo dài thêm vàitháng nữa, công ty tôi phá sản là điều chắc chắn”, bà Liên cho biết.

Theo Quang Phong
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.