Gas tăng giá mạnh, than sạch hốt bạc

Gia đình có trẻ nhỏ, thường xuyên phải hầm xương, ninh cháo nên trung bình mỗi tháng, bác Loan, dùng hết khoảng 2 bình gas loại 12 kg. Nghe tin giá mới tăng từ 385.000 đồng lên 425.000 đồng, bác tính đến chuyển sang đun than. "Vẫn biết nấu gas thì sạch sẽ, an toàn nhưng hầu như tháng nào nó cũng lên vài chục nghìn đồng thành ra đắt quá", bác tâm sự.

Giá gas tăng chóngmặt, bác Loan (Hà Nội) đành chuyển sang đun than sạch. Với chi phí 5.000 đồngcho mỗi viên, cả nhà có thể tiết kiệm được nửa triệu đồng mỗi tháng.

Gia đình có trẻnhỏ, thường xuyên phải hầm xương, ninh cháo nên trung bình mỗi tháng, bác Loan,dùng hết khoảng 2 bình gas loại 12 kg. Nghe tin giá mới tăng từ 385.000 đồng lên425.000 đồng, bác tính đến chuyển sang đun than. "Vẫn biết nấu gas thì sạch sẽ,an toàn nhưng hầu như tháng nào nó cũng lên vài chục nghìn đồng thành ra đắtquá", bác tâm sự.

Song, sợ khí thantổ ong độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của mấy đứa cháu nên bác Loan vẫn không dámthực hiện chính sách tiết kiệm triệt để. Thay vì dùng than tổ ong như chục nămtrước, bác đầu tư dùng than sạch. Tính ra, mỗi ngày bác dùng hết 2 viên, tươngđương với 10.000 đồng và chi phí cả tháng chỉ bằng một phần 3 so với nấu bằnggas.

Gas tăng giá mạnh, than sạch hốt bạc
Giá gas tăng, lo độc hại từ than tổ ong, nhiều người chuyển sang dùng than sạch. Ảnh minh họa.

Không có ýđịnh thay thế hoàn toàn song chị Trâm Anh, công nhân may ở Minh Khai, HàNội cũng mua hơn chục viên than dự trữ trong bếp. Chị sẽ sử dụng "của đểdành" vào những lúc cần ninh, hầm thức ăn hay cải thiện cuối tuần. Nhưngsống ở tập thể của nhà máy, diện tích hẹp nên chị cũng không dám đunthan tổ ong.

"Nghe nhiều trườnghợp hít khói than độc bị ung thư nên mình hoảng. Mua loại này đắt gần gấp đôithan tổ ong nhưng bớt lo hơn, chứ chỉ dùng toàn gas thì lương công nhân khôngkham nổi", chị tâm sự.

Trao đổi với VnExpress.net, anh Vũ Văn Tú phụ trách sản xuất và kinh doanh của cơ sởthan sạch Văn Hiến - cho hay, mỗi ngày đơn vị xuất xưởng 2-3 xe than thành phẩm.Trong đó, mỗi xe tương đương với 10 thùng loại 8 viên. "Than sạch không khói, ítmùi độc hại nên ngày càng có nhiều người sử dụng. Hàng bán chạy, nhất là khi giágas liên tục tăng", anh chia sẻ.

Tương tự, anh PhạmVăn Tuân, đại diện của cơ sở sản xuất than sạch Oxy cho biết, từ Tết ra đến nay,trung bình mỗi ngày, đơn vị của anh tiêu thụ khoảng 1.000 viên, gấp đôi so vớihồi cuối năm ngoái. "Trước xuất được 30 thùng một ngày thì nay cả bán buôn và lẻphải lên đến 60-80 thùng, cứ một thùng là 12 viên", anh nói. Theo đó, doanh thuvà lợi nhuận từ sản phẩm này cũng tăng khoảng 100%.

Anh Tuân cho biếtthêm, gia đình anh sản xuất than từ năm 1992, đến năm 2009 thì chuyển sang côngnghệ than sạch. So với chục năm trước, hiện nay, giá mặt hàng này tăng khoảng 10lần. Theo anh Tuân, nếu không đổi kinh doanh than sạch thì rất khó giữ đượcnghề. Bởi hầu hết người tiêu dùng hiện nay đều sợ các chất độc hại trong thantruyền thống.

So với các loạithan tổ ong, than sạch dễ nhóm, ít khói và lượng khí độc hại thường có trongthan như SO2, NO2, CO… phải thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Hiện, trên thị trường,mặt hàng có giá 4.000 - 5.000 đồng mỗi viên, đốt cháy triệt để trong thời gian3-5 tiếng. Mức giá trên đắt hơn than truyền thống khoảng 40%.

So với năm ngoái,than sạch hiện nay tăng giá khoảng 10%. Đơn cử như thùng 12 viên, từ 41.000 đồnglên 45.000 đồng; thùng 8 viên, từ 35.000 lên 40.000 đồng. Điều này được các chủsản xuất lý giải là do nguyên liệu đầu vào tăng. Tuy nhiên, nó vẫn khiến khôngít người tiêu dùng lo lắng. Độ độ chênh giá giữa than sạch và than tổ ong theođó cũng giãn hơn, khiến sản phẩm này khó phổ biến bằng mặt hàng truyền thống, dùđộ an toàn cao hơn.

Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng cho rằng, dù giá gastăng, chuyển sang xài than sạch không phải là thượng sách. Theochị Vũ Quỳnh Như, nhân viên truyền thông tại Hà Nội, than chỉ hiệu quả với nhữngngười có thời gian hoặc làm việc tại gia. Với dân văn phòng như chị, biện phápđó rất khó áp dụng. "Gas thì cần lúc nào bật lúc đó, còn than đốt lên phải dùngliên tục đến lúc tàn, nếu không còn lãng phí hơn nhiều", chị Như nói.

Chị Như cho rằng,nếu sử dụng gas đúng cách thì vừa tiện mà vẫn tiết kiệm được khoản chi phí khôngnhỏ. Theo đó, chị thường sơ chế tất cả món ăn trước rồi nấu liên tục, tránh bậtbếp nhiều lần. Với đồ hầm, chị bật nhỏ lửa, đậy chặt vung khi đã tắt bếp. Bộ nồiáp suất, inox có dây tích điện hay vòng kim loại cũng được chị Như đầu tư đểtăng độ nóng và tiết kiệm gas.

"Lần nào nấu xong,mình cũng vệ sinh bếp để tránh tình trạng hoen gỉ, ngọn lửa đỏ rồi hao gas. Tuykhông thể rẻ bằng than nhưng biết cách dùng thì không quá tốn kém, vẫn tiện màkhông lo độc hại", chị nói.

Theo VNE



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.