Hạ lãi suất, không huy động bằng mọi giá

Một số ngân hàng bắt đầu hạlãi suất huy động, chỉ áp khá “mềm” trong khi nhiều thành viên khác vẫn duy trìđồng loạt ở mức tối đa. Họ không huy động bằng mọi giá?

Một số ngân hàng bắt đầu hạlãi suất huy động, chỉ áp khá “mềm” trong khi nhiều thành viên khác vẫn duy trìđồng loạt ở mức tối đa. Họ không huy động bằng mọi giá?

Ngày 25/2, Ngân hàng Nhà nước chính thức quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ởmức 8%/năm. Khi cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dàihạn đang chờ đợi quyết định cuối cùng, trước mắt, lãi suất huy động và cho vayVND sẽ không có nhiều biến động. Nhưng hiện đã có những chuyển động đáng chú ý.

Khác biệt lãi suất

Từ ngày 22 - 25/2, một số ngân hàng thương mại áp dụng biểu lãi suất mới. Mộtđiểm đã quen thuộc kể từ tháng 12/2009 đến nay (thời điểm lãi suất cơ bản tăngtừ 7% lên 8%), nhiều ngân hàng bất kể lớn nhỏ đều đồng loạt nâng lãi suất huyđộng VND lên sát mức tối đa 10,5%/năm theo “giới hạn” định hướng của Ngân hàngNhà nước.

Theo biểu áp dụng từ ngày 22/2 của Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), lãisuất huy động các kỳ hạn từ 1 – 60 tháng đều thống nhất ở mức 10,49%/năm. Theobiểu áp dụng từ ngày 25/2 của Sài Gòn Công thương Ngân hàng (Saigonbank), mức10,49%/năm cũng được rải đều từ 1 – 24 tháng. Sự “thẳng tuột” của “đường conglãi suất” cũng có ở nhiều ngân hàng khác, tập trung ở khối cổ phần.

Nhưng trong hệ thống, ngay trong khối ngân hàng thương mại cổ phần, chính sáchlãi suất huy động cũng có những khác biệt.

Điểm chú ý trong ngày 25/2 có từ biểu lãi suất huy động VND của Ngân hàng Á châu(ACB). Lãi suất tiết kiệm thông thường có kỳ hạn của ngân hàng này đồng loạt ởdưới mốc 10,49%/năm; cao nhất chỉ ở 10,379%/năm ở kỳ hạn 1, 3 và 6 tháng, cònlại chỉ từ 10,22% - 10,37%/năm.

Tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), biểu lãi suất huy động áp dụng từhôm nay cũng có những điều chỉnh đáng chú ý. Mức tối đa 10,49%/năm ở một số kỳhạn ngắn trước đó cũng được giảm nhẹ xuống còn 10,44%; các kỳ hạn từ 6 – 36tháng chỉ còn từ 10,2% - 10,32%/năm.

Tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), ngoài các kỳ hạn ngắn, lãi suất ở hầuhết các kỳ hạn cũng chỉ áp ở mức “mềm” so với mốc 10,49%. Tại những thành viênkhác như Ngân hàng Đông Á (DongA Bank), hay một số thành viên quốc doanh, lãisuất cũng chỉ giao động quanh 10%, thiếu vắng những con số 10,4%, 10,49% hay10,499%...

Cá biệt, tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Tín (TRUSTBank), lãi suất tất cảcác kỳ hạn từ 1 tuần đến 36 tháng đều nằm dưới mốc 10%/năm; cao nhất chỉ9,89%/năm.

“Không huy động vốn bằng mọi giá”

Về biểu lãi suất huy động hiện hành, ông Trần Sơn Nam, Tổng giám đốc TRUSTBank,cho biết việc xác định các mức cụ thể được căn cứ trên tình hình huy động vốn,cung – cầu vốn của ngân hàng hiện nay và định hướng trong thời gian tới.

Hạ lãi suất, không huy động bằng mọi giá

Dù chưa thể hiện ở xu hướng chung rõ rệt nhưng lãi suất huy động giảm một phần phản ánh khó khăn thanh khoản ngân hàng đang dần được tháo gỡ

Tuy nhiên, TRUSTBank hiện cũngđang xem xét có thể điều chỉnh biểu lãi suất trong những ngày tới để tiếp cậnvới mặt bằng chung của thị trường. “Chúng tôi sẽ đánh giá lại thực tế huy độngcủa các chi nhánh, căn cứ vào tình hình thị trường và mặt bằng chung để điềuchỉnh. Có thể sẽ tăng lãi suất lên nhưng là để thêm cạnh tranh, thêm quyền lợicho người gửi tiền chứ không phải là huy động bằng mọi giá”, ông Nam cho biết.

Trao đổi với báo giới, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần lớn giảithích rằng việc chỉ áp lãi suất cao ở một số kỳ hạn ngắn là nhằm tập trung nhucầu vốn ngắn hạn trước mắt, cũng như thực tế nguồn tiền gửi hiện nay phần lớnchỉ gửi ngắn hạn. Còn ở các kỳ hạn dài, ngân hàng áp mức vừa phải cũng là để dèchừng với rủi ro gánh nặng trả nợ trong tương lai, cũng như chờ đợi động tháicủa thị trường.

Trong năm 2008, hầu hết các ngân hàng thương mại đều phải trả lãi suất huy độngVND trên 18%/năm ở hầu hết các kỳ hạn. Nhiều thành phiên đã phải mất gần cả năm2009 để giảm bớt gánh nặng chi phí lãi suất cao này.

Lãnh đạo ngân hàng trên cũng cho rằng, lãi suất là một công cụ cạnh tranh huyđộng vốn, nhưng bên cạnh đó còn có các yếu tố tác động đến nguồn tiền gửi như uytín và thương hiệu ngân hàng, chất lượng dịch vụ, mạng lưới chi nhánh… Và bảnthân các nhà băng khi dựng biểu lãi suất cũng căn cứ thực tế tình hình năng lựchuy động, cung – cầu vốn của mình chứ không hẳn đồng loạt đẩy cao để gọi vốnbằng mọi giá.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, về hình thức, lãi suất huy động có thể chỉ trêndưới 10%/năm, nhưng thực tế trên thị trường hiện nay, không chỉ ở hoạt động chovay, ngay ở huy động cũng có những biến tướng trong thỏa thuận lãi suất vớingười gửi tiền. Điều đó không phản ánh ở các bảng niêm yết.

Nhưng, với những chuyển động mới nói trên, có thể lạc quan khi lãi suất huy độnggiảm (dù chưa định hình xu hướng chung rõ ràng) phản ánh cầu vốn tại nhiều ngânhàng không còn quá căng thẳng như thời điểm trước Tết Nguyên đán. Điều này phùhợp với dự báo trước đó, rằng sau kỳ tập trung đáo hạn cuối năm, nguồn vốn sẽdần trở lại ngân hàng.

Theo Minh Đức
Hạ lãi suất, không huy động bằng mọi giá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.