Hướng đến 1 tỉ USD xuất khẩu trái cây

“Trái cây VN đang có cơ hội rất lớn ở thị trường châu Âu, Mỹ,châu Á và ngay cả trên sân nhà” ông John Hey, tổng biên tập tạp chí Asiafruit,khẳng định như vậy tại hội thảo quốc tế về trái cây VN.

“Trái cây VN đang có cơ hội rất lớn ở thị trường châu Âu, Mỹ,châu Á và ngay cả trên sân nhà” - ông John Hey, tổng biên tập tạp chí Asiafruit,khẳng định như vậy tại hội thảo quốc tế về trái cây VN, trong khuôn khổ Festivaltrái cây VN tại Tiền Giang ngày 20-4.

>>

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng với gần 1 triệu ha cây ăntrái và sản lượng 8 triệu tấn/ năm, VN đang đứng trước cơ hội rất lớn để trởthành cường quốc xuất khẩu trái cây nếu được đầu tư đúng mức.

Yêu cầu ngày càng cao

Theo ông John Hey, châu Âu là một thị trường rau quả tươi lớnnhất và là nhà nhập khẩu lớn nhất của thế giới. Riêng 16 nước Tây Âu nhập khẩutới 73 triệu tấn rau quả, trong đó nhu cầu nhập trái cây tươi nhiệt đới tăngmạnh.

Đặc biệt, thị trường bán lẻ ở châu Âu đang thay đổi và có xu hướng tìmnguồn hàng trực tiếp hơn là qua trung gian. Suy thoái kinh tế đã làm thay đổitập quán của người tiêu dùng. Họ chú ý nhiều hơn các cửa hàng bán lẻ giảm giá.“Ngày càng có nhiều người đứng chật các cửa hàng bán giảm giá. Điều này có thểsẽ là hình ảnh phổ biến trong tương lai” - ông John Hey phân tích.

Một trong những yêu cầu tối thiểu đối với trái câynhập khẩu vào châu Âu là phải đạt chuẩn Global GAP (tiêu chuẩn toàn cầu về chấtlượng, an toàn và truy nguyên được nguồn gốc). Ngoài ra còn có nhiều tiêu chuẩnkhác như: BRC (sau thu hoạch), MRLs (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa chophép)...

Xu hướng của người tiêu dùng là ăn uống bên ngoài (không ăn ở nhà)do thời gian eo hẹp không có điều kiện chế biến. Chẳng hạn tại Anh có 51% thựcphẩm được tiêu dùng ở bên ngoài. Do đó các sản phẩm chế biến, cắt gọt đóng góisẵn sẽ chiếm ưu thế. Đây cũng là xu thế tiêu dùng trái cây của nhiều nước châu Áhiện nay.

Hướng đến 1 tỉ USD xuất khẩu trái cây

Đóng gói nhãn xuất khẩu tại Công ty Ngọc Ngân (Tiền Giang) (Ảnh: V.Tr.)

Cạnh tranh với Thái Lan, Trung Quốc

Hiện nay thanh long và bưởi đã chiếm được tình cảm của người tiêudùng châu Âu và Mỹ. Trung Quốc vốn là nhà cung cấp bưởi lớn cho hai thị trườngnày nhưng chỉ có vài tháng (từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau). Do đó bưởi VN có cơhội rất lớn vì có kỹ thuật sản xuất cho trái quanh năm. Mặc dù bưởi năm roi củaVN có giá cao hơn bưởi Trung Quốc, nhưng do chất lượng cao hơn nên người tiêudùng châu Âu vẫn chấp nhận bỏ tiền mua bưởi VN.

Ngoài ra măng cụt, xoài và nhãncũng đang có cơ hội lớn thâm nhập các thị trường này vì người tiêu dùng châu Âurất mong chờ.

“Trái cây VN chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ trái cây Thái Lanvà Trung Quốc. Cần phải cải tiến kỹ thuật tiền thu hoạch, sau thu hoạch và tiếpthị, quảng bá tốt hơn” - ông John Hey lưu ý.

Theo TS Nguyễn Hữu Đạt - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), cơ hộixuất khẩu trái cây VN sang thị trường khó tính như Mỹ càng lớn khi nước này chophép một số loại không cần xử lý chiếu xạ hay hơi nước nóng. Trong đó, chuối vàdừa có tiềm năng lớn nhất vì có diện tích và sản lượng lớn. Dừa chỉ cần gọt vỏ,còn chuối thu hoạch lúc còn xanh...

Phát triển công nghệ sau thu hoạch

Muốn xuất khẩu trái cây sang châu Âu và Mỹ thành công, các chuyêngia trong và ngoài nước đều cho rằng trước hết trái cây phải đảm bảo các tiêuchuẩn và nhu cầu của thị trường, có khả năng cung cấp số lượng lớn và liên tục,cần thành lập các tổ chức sản xuất lớn hơn. Tuy nhiên không nên vội vàng mà phảicó kế hoạch tiếp cận lâu dài. Trong đó vấn đề chất lượng, an toàn và truy nguyênđược nguồn gốc là yêu cầu sống còn của nông dân và doanh nghiệp VN.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần, hiện các địa phươngđang hoàn chỉnh quy hoạch các vùng chuyên canh cây ăn trái. Ngoài ra, sắp tới sẽtập trung đầu tư phát triển công nghệ chế biến sau thu hoạch và công tác quảngbá trái cây VN. “Công nghệ sau thu hoạch của chúng ta chưa quan tâm đúng mức nênnhiều loại trái cây chỉ tiêu thụ tại chỗ chứ không đi xa được. Nếu phát triểntốt hơn về công nghệ sau thu hoạch thì sản phẩm trái cây VN chắc chắn sẽ xuấtkhẩu dễ dàng và nhiều hơn” - ông Tần nói.

Ngoài các thị trường khó tính, VN cũng đang chú ý tiếp thị, quảngbá trái cây sang Trung Quốc vì đây là thị trường lớn và có nhu cầu tiêu thụ tráicây rất lớn.

Tới đây Bộ NN&PTNT sẽ có nhiều buổi làm việc, thảo luận giữa cácdoanh nghiệp Trung Quốc với VN để “khai phá” thị trường này trong tương lai gần.Ông Tần quả quyết: “Chúng ta đang tập trung khắc phục những khó khăn hiện tạicủa ngành sản xuất cây ăn trái, từ khâu quy hoạch đến nâng cao chất lượng vàquảng bá sản phẩm. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2015 VN sẽ xuất khẩu trái cây đạt1 tỉ USD”.

Người Việt chi 59.000 đồng/tuần mua trái cây

Theo ông Ralf Matthaes - giám đốc điều hành Công ty nghiên cứu thị trường TNS VN, trái cây tươi là một trong năm mặt hàng chính của người đi mua sắm ở VN và chi tiêu ở mức thứ hai trong các loại thực phẩm ở VN sau thịt heo. Cụ thể, người tiêu dùng bỏ ra 59.000 đồng/tuần để mua trái cây, trong khi đó mức chi mua thịt heo chỉ là 61.000 đồng/tuần. Theo điều tra của TNS VN, trung bình người VN mua trái cây bốn lần/tuần, nhiều hơn các loại thịt, trứng, hải sản.

Theo Vân Trường -Trần Mạnh
Hướng đến 1 tỉ USD xuất khẩu trái cây



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.