“Kê toa” cho ĐBSCL

Sau Festival Trái cây VN và Festival Thủy sản VN, hai cây cầu quan trọng ở miền Tây là Cần Thơ và Hàm Luông vừa được khánh thành. Từ đó cho thấy tiềm lực ĐBSCL rất lớn nhưng vẫn là vùng trũng của cả nước

Sau Festival Trái cây VNvà Festival Thủy sản VN, hai cây cầu quan trọng ở miền Tây là Cần Thơ và HàmLuông vừa được khánh thành. Từ đó cho thấy tiềm lực ĐBSCL rất lớn nhưng vẫnlà vùng trũng của cả nước

Năm 1975, cả ĐBSCL mới canh tác2,039 triệu ha lúa, trong đó lúa cao sản chiếm 26,9%, tổng sản lượng lúa đạt5,141 triệu tấn. Lợi tức bình quân đầu người ở nông thôn ước tính biến động từ100 - 200 USD mỗi năm. Năm 2009, diện tích canh tác lúa tăng lên 2,34 triệu ha,trong đó 83,17% là lúa cao sản, đạt sản lượng 21,2 triệu tấn. Lợi tức đầu ngườităng lên 500 – 1.400 USD mỗi năm.

Lợi tức tăng vẫn không giảm nghèo

Từ số liệu trên, có thể thấy sau 35 năm hòa bình, thống nhất đất nước, sản lượnglúa miền Tây Nam Bộ tăng 4,15 lần, trong khi lợi tức nông dân tăng từ 5 - 7 lần.Thế nhưng đại bộ phận nông dân không có tích lũy, cho nên đến khi thu hoạch làphải lo bán ngay nông phẩm để thanh toán nợ nần.

“Kê toa” cho ĐBSCL

ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất nước nhưng đầu ra của lúa gạo luôn bấp bênh

Nhiều nông dân có thể là đã thoátnghèo nhưng chưa giàu. Đến bao giờ nông dân mới có của ăn của để, không phải cầmcố sổ đỏ để vay mượn vốn sản xuất như hiện nay? Đây là một câu hỏi không dễ trảlời. Nghị quyết 26/NQ/TW (Khóa X) đã ban hành cũng nhằm mục đích đó nhưng việcthực hiện hoàn toàn không đơn giản.

Cần phải nắm được nguyên nhân vì sao nông nghiệp của ta phát triển đáng tự hàonhư thế sau 35 năm đất nước thống nhất nhưng nông dân cứ nghèo, nông thôn vẫnchưa khang trang đều khắp. “Bắt bệnh” trúng mới mong “kê toa” được!

Đầu ra bấp bênh

Đầu ra tiêu thụ sản phẩm của nông dân luôn bấp bênh. Khi sản xuất, nông dânkhông biết ai sẽ mua, mua bao nhiêu? Tuy Nhà nước có Quyết định 80 (buộc doanhnghiệp ký hợp đồng với từng nông dân bao tiêu sản phẩm) nhưng chẳng mấy khi bênmua giữ đúng hợp đồng mà mạnh ai nấy bán, nấy mua.

Không chỉ các công ty và doanh nghiệp tư nhân mà ngay cả những công ty lớn củaNhà nước cũng mua nguyên liệu nông sản qua thương lái là chính, hiếm khi muatrực tiếp của nông dân. Nông dân được “lệnh” trồng lúa giống này, không đượctrồng giống kia... nhưng khi có nông sản thì bán chẳng được, vì thế họ phải tựquyết định nuôi con gì, trồng cây gì, kỹ thuật nào để dễ bán, ít bị rủi ro nhất.

Đến lúc thu hoạch, thương lái đến tận ruộng, vườn, ao cá, vuông tôm mua hàng củanông dân để sơ chế rồi bán lại cho doanh nghiệp, thế nên chất lượng không đồngđều, nguồn gốc không bảo đảm. Như vậy, làm sao doanh nghiệp có thể chế biếnthành sản phẩm có thương hiệu mạnh, giá trị cao? Nhất là mặt hàng lúa gạo, trêncùng một cánh đồng có nhiều giống lúa, thương lái mua về rồi trộn chung lại đểsơ chế, sau đó bán cho doanh nghiệp. Vì vậy, đến nay VN vẫn chưa có gạo thươnghiệu mạnh như Thái Lan.

Quy hoạch lộp chộp

Hiện tỉnh - thành, quận - huyệnnào cũng có quy hoạch nông nghiệp. Tôi từng tham gia nhiều buổi thông qua đề ánquy hoạch nông nghiệp của một số địa phương, thấy rõ rằng không ít cán bộ quyhoạch không có “gan” trình bày rõ căn cứ khoa học đưa đến kết quả vùng nào thíchhợp nhất cho cây lúa hai vụ, lúa ba vụ; vùng nào nuôi cá, nuôi tôm... Họ thườngphải nghe theo chỉ đạo của chủ đầu tư, muốn bao nhiêu diện tích lúa thì “vẽ”theo bấy nhiêu.

“Kê toa” cho ĐBSCL

Thủy sản là thế mạnh của ĐBSCL nhưng chưa được khai thác tốt.

Điển hình gần đây nhất làviệc quy hoạch vùng ngọt hóa bán đảo Cà Mau, cho xây dựng công trình tốnkém 18.200 tỉ đồng để trồng lúa hai vụ, trong khi với sinh thái ngọt mặnở đây, nông dân trồng một vụ lúa (mùa mưa) chuyển sang nuôi một vụ tôm(mùa khô) thì sẽ lời gấp 4-5 lần hai vụ lúa, vừa giữ được môi trường bềnvững. Trong mùa khô 2010, sự tranh chấp giữa tôm và lúa đã bộc lộ khuyếtđiểm của quy hoạch này.

Tự phát, thiếu liên kết

Rất nhiều nông dân miền Tây tự hào là lão nông tri điền nên đã “chế” thêm nhữngcách làm ngoài khuyến cáo của nhà khoa học. Ví dụ: sạ lúa quá dày và bón quánhiều phân đạm, tạo điều kiện cho sâu bệnh xâm nhập, buộc phải phun thuốc bảo vệthực vật nhiều. Hậu quả là vừa tốn tiền vừa tốn công nhưng năng suất giảm.

Năm 2009, một nông dân huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang làm hai vụ lúa đạt 14,5tấn/ha, chỉ tốn chi phí sản xuất 2.200 đồng/kg lúa, trong khi một nông dân kháclàm sai quy trình, trồng ba vụ lúa chỉ đạt 12 tấn/ha mà chi phí lên đến trên3.400 đồng/kg lúa.

Ngoài ra, làm ăn riêng lẻ đã trở thành tập quán mới của bà con nông dân, nhất làkhi phong trào hợp tác hóa trước năm 1981 bị bãi bỏ chuyển sang Khoán 100 vàKhoán 10. Trong thời mở cửa giao thương quốc tế, nông nghiệp VN phải cạnh tranhvới các nước khác, cho nên nước ta phải sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, phùhợp an toàn vệ sinh, có khối lượng lớn mà phải cung cấp đúng theo thời điểm hợpđồng, giá thành thấp. Dĩ nhiên, không một hộ cá thể nào ở nước ta có thể làmđược như thế mà phải hợp nhau lại để cùng làm. Thời buổi này, nếu làm ăn riênglẻ thì phải chịu thua thiệt suốt đời.

Phá vỡ quy hoạch

Quy hoạch nông nghiệp phải tuân thủ luật nhưng trong thực tế, Nhà nước không cóchế tài nào đối với những ai phá vỡ quy hoạch. Do vậy, chúng ta thường nghe vàthấy nông dân “trồng rồi chặt” từ năm này sang năm khác, gây thiệt hại cho bảnthân họ và cả xã hội.

Trường hợp mới nhất năm nay là những người trồng lúa trong vùng ngọt hóa Bán đảoCà Mau đã trồng xong vụ thứ hai, sang mùa khô đáng lẽ phải nghỉ trồng để chonhững nông dân vùng kế cận lấy nước mặn vào nuôi tôm thì nông dân trồng lúa lạitự phát sạ thêm vụ thứ ba, mặc chính quyền can ngăn.

Đến khi lúa sắp trổ, họ đòi giữ ngọt để lúa phát triển trong khi cả hệ thống đềuthiếu nước ngọt. Và vì giữ ngọt để mong cứu 23.000 ha lúa nên 7.000 ha tôm phảibị thiệt hại nặng. Chính quyền địa phương bó tay. Dĩ nhiên, vùng sinh thái nàyđáng lẽ không nên quy hoạch làm lúa hai vụ (như đã trình bày bên trên) để tránhtranh chấp nước giữa con tôm và cây lúa.

“Bốc thuốc” cứu vùng trũng

Nắm được những nguyên nhân cơ bản trên, chúng ta mới có thể thiết kế một chươngtrình liên hoàn sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng bắt đầu từ cụm doanh nghiệpcó thị trường đầu ra. Địa phương sẽ quy hoạch vùng sản xuất ra nguyên liệu màdoanh nghiệp cần để chế biến.

Tiếp đó là xác định cây giống, con giống và quy trình VietGAP đi kèm; tổ chứcnông dân lại theo hình thức hợp tác hóa thích hợp, gắn liền tổ chức nông dân vớicụm doanh nghiệp này, có nhà máy bảo quản và chế biến thành phẩm từ nguyên liệudo tổ chức nông dân sản xuất ra; đăng ký thương hiệu của thành phẩm và đưa rathị trường tiêu thụ trong nước hoặc ngoài nước.

Làm được như vậy, chúng ta hy vọng sẽ khắc phục hết những nguyên nhân đã khiếnnông dân ĐBSCL bấy lâu nay tuy sản xuất nhiều nhưng vẫn chưa giàu.

Chạy theo cái lợi trước mắt

Một ví dụ khác, dù không xảy ra ở ĐBSCL, nhưng rất điển hình về tình trạng nông dân tự phá vỡ quy hoạch vùng nông nghiệp để chạy theo lợi nhuận, đó là cây mía và những cây ngoài quy hoạch mía ở tỉnh Tây Ninh. Hưởng ứng lời kêu gọi đầu tư của Nhà nước, Công ty Bourbon của Pháp bỏ 100% vốn xây dựng nhà máy đường Bourbon hiện đại nhất châu Á tại Tây Ninh vì tin tưởng vào diện tích mía được quy hoạch. Tuy nhiên, khi giá khoai mì tăng cao đột biến, giá mãng cầu cũng tăng, nông dân trong vùng quy hoạch mía đã tự động bỏ mía để trồng khoai mì và mãng cầu, thậm chí trồng cả cao su! Mười năm nay, diện tích trồng mía từ hơn 16.000 ha đã giảm còn dưới 12.000 ha, trong đó phần lớn là diện tích đất thấp dùng để trồng lúa.

Chính quyền địa phương chịu thua, đành để cho mía và lúa cùng sống chung trên một cánh đồng. Trước tình cảnh đó, nhà đầu tư Pháp tỏ ra thất vọng.

Mê thương  lái, bỏ nông dân

Nhớ lại vào các năm 1995 - 1996, khi liên doanh với Vinafood tại Trà Nóc (Cần Thơ), Công ty American Rice Inc. (ARI) công bố với nông dân Cần Thơ rằng ai trồng giống lúa IR64 thì đăng ký, nhân viên kỹ thuật của ARI xuống tận đồng ruộng xác nhận. Đến lúc thu hoạch, ARI đặt nhiều điểm thu mua lúa IR64 gần các vùng sản xuất để nông dân mang lúa ra bán, rồi sà lan của ARI chở lúa về phơi sấy đúng độ chuẩn, xay xát, lau bóng và đóng bao với nhãn hiệu gạo ARI từ VN. Lúc đó, một vị lãnh đạo của Cần Thơ thắc mắc: “Cùng một loại gạo IR64, tại sao doanh nghiệp mình chỉ bán được dưới 230 USD/tấn, còn công ty Mỹ bán trên 350 USD/tấn?”. Dễ hiểu bởi trong bao mang nhãn hiệu ARI chỉ có một loại gạo IR64 thuần chất, còn trong bao gạo của doanh nghiệp nhà ta không chỉ có IR64 mà còn trộn lẫn nhiều loại gạo khác, kém hơn.

Đó là hậu quả của việc làm ăn qua thương lái. Vì như vậy, gạo VN do doanh nghiệp trong nước bán luôn bị mua giá thấp hơn gạo nước khác, thiệt thòi cuối cùng người nông dân gánh chịu.

Theo Võ Tòng Xuân
“Kê toa” cho ĐBSCL



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.