Kiểm soát quảng cáo sẽ hạ được giá sữa

Theo TS Hiền, tại Việt Nam có hàng nghìn đại lý phân phối, bán lẻ sữa và quy định giá trần chỉ gây khó cho các đại lý chứ hãng sữa bột ngoại không bị ảnh hưởng nhiều. Bởi với nhiều tầng, nấc phân phối sản phẩm thì rất khó kiểm soát mức giá đến tay người tiêu dùng.

“Điều quan trọng nhất không phải buộc doanh nghiệp kê khai, đăng ký giá, áp giátrần đối với mặt hàng sữa mà muốn hạ giá sữa thì phải kiểm soát được việc quảngcáo của các doanh nghiệp” - TS Nguyễn Thu Hiền, Đại học New Mexico (Mỹ) nhận định.

Theo TS Hiền, tại Việt Nam có hàng nghìn đại lý phân phối, bán lẻ sữa và quyđịnh giá trần chỉ gây khó cho các đại lý chứ hãng sữa bột ngoại không bị ảnhhưởng nhiều. Bởi với nhiều tầng, nấc phân phối sản phẩm thì rất khó kiểm soátmức giá đến tay người tiêu dùng.

Ngoài ra, quy định mức trần lợi nhuận cũng không hợp lý. Bởi doanh nghiệp cànglãi nhiều thì đóng thuế cho ngân sách càng lớn. Đối với việc kiểm soát quảng cáo,các bộ, ngành hoàn toàn có thể thống kê được số liệu về chi phí quảng cáo bìnhquân của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra quy định về mức quảng cáo hợp lý trong cùngmột ngành hàng.

Khi đó, sẽ tránh được việc các doanh nghiệp thay vì nâng cao chất lượng sản phẩmthì chạy đua đổ tiền vào quảng cáo. Hệ quả cuối cùng là giá sản phẩm bị đẩy lêncao do chi phí quảng cáo, tiếp thị và những chi phí này người tiêu dùng phảigánh chịu.

Kiểm soát quảng cáo sẽ hạ được giá sữa
Ai kiểm chứng những quảng cáo của doanh nghiệp sữa?

Một chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm cho biết, việc kiểm soát tínhxác thực của quảng cáo thực phẩm gần như bị thả nổi.

Ví như việc quảng cáo một loại trà có thể “thanh lọc cơ thể”, đây là điều khôngtưởng. Họ quảng cáo như vậy, nhưng chưa có thực nghiệm xác định việc này. Vấn đềquảng cáo sữa cũng vậy, ai sinh con ra cũng muốn con mình thông minh, cao lớn,do vậy nghe quảng cáo sữa bột ngoại là người tiêu dùng bỏ tiền ra mua.

Có một thực tế là những nội dung quảng cáo liên quan đến thực phẩm đều phảitrình Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) xem xét. Nhưng cục này đã bỏ quanhiều quảng cáo thiếu cơ sở khoa học.

Kiểm soát quảng cáo sẽ hạ được giá sữa

Theo quy định, nếu quảng cáo sai sự thật thì doanh nghiệp bị xử lý vì đây rõràng đó là hành vi lừa đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi phóng viên tiếp cậnCục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế thì không có câu trả lời.

Cục trưởng Nguyễn Công Khẩn giao cho Cục phó Nguyễn Thanh Phong, nhưng khi phóngviên hỏi ông Phong thì được trả lời, cục trưởng mới là người phát ngôn. Báo chímuốn có thông tin phải làm công văn. Sau đó, cục sẽ có văn bản đóng dấu trả lời,chứ không thể trả lời bằng bất cứ hình thức nào khác (?).

Trong khi các cơ quan nhà nước chưa có một điều tra cụ thể nào về thị trường sữa,thì theo số liệu của một số công ty nghiên cứu thị trường, hiện nay hãng Abbottđang chiếm tới 32,6% thị phần sữa bột tại thị trường Việt Nam. Tiếp đến là DutchLady chiếm 25,5% thị phần, Mead Johnson chiếm 10,9%, Dumex 5%...Như vậy là cáchãng sữa bột ngoại đã thống lĩnh thị trường sữa bột trong nước với gần 90% thịphần.

Sữa nước cũng tăng giá

Theo thông báo của Cty FrieslandCampina Việt Nam, các loại sữa nước nhãn hiệu Cô gái Hà Lan vừa tăng giá thêm 6%. Giá một hộp sữa 180 ml tăng từ 4.500 đồng lên 4.750đồng/hộp, tăng 250 đồng/hộp.

Tuy nhiên, qua theo dõi tại một số đại lý bán lẻ, giá một hộp sữa loại này đã được nhiều nhân viên bán hàng làm tròn thành 5.000 đồng/hộp. Như vậy, nếu công ty không giám sát việc bán hàng thì người tiêu dùng phải chịu mức giá mới tăng tới 12%.

Theo Hà Nhân
Tiền phong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.