Lãi suất giảm chậm

Ngày 17, NH Công Thương VN (Vietinbank) công bố lãi suất cho vay tối đa đối với doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu là 12,5%năm. Riêng DN xuất khẩu phải cam kết bán ngoại tệ cho Vietinbank.

Theo các ngân hàng, từ nay đến cuối năm 2010, lãi suất sẽtiếp tục giảm nhưng rất chậm, dự báo lãi suất tiết kiệm chỉ còn 10%/năm.

Sau khi 12 ngân hàng (NH)lớn đồng thuận giảm lãi suất vào cuối tuần trước, một số NH đã có động tháiđiều chỉnh lãi suất cho vay và lãi suất huy động.

Giảm cho khoản vay ngắn hạn

Ngày 1-7, NH Công Thương VN (Vietinbank) công bố lãi suất cho vay tối đađối với doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, DN hoạt động trong lĩnh vực nôngnghiệp và nông thôn, xuất khẩu là 12,5%/năm. Riêng DN xuất khẩu phải camkết bán ngoại tệ cho Vietinbank.

NH Đầu tư và Phát triển (BIDV) cũng đang xem xét đưa lãi suất cho vaytối đa đối với các đối tượng trên từ 12,5%/năm xuống còn 12%/năm. NHQuân đội (MB) cho biết đầu tháng 7-2010 sẽ đưa lãi suất cho vay ngắn hạntừ 12,8% - 13,5%/năm về mức 12,5%/năm, lãi suất các khoản vay trung, dàihạn cũng sẽ giảm dần. Nhiều NH lớn khác cũng đang tính toán để đưa lãisuất cho vay tối đa về mức 12,5%/năm.

Như vậy, so với tháng 4-2010, lãi suất cho vay của nhiều NH đã giảm1%-2,5%/năm. Tuy nhiên, các NH chỉ áp dụng lãi suất mới đối với cáckhoản vay ngắn hạn (vay vốn lưu động). Điều này cho thấy nguồn vốn củacác NH tập trung phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo đảm chỉ tiêu tăngtrưởng kinh tế 6,5%.

Lãi suất giảm chậm
Khách hàng giao dịch tại Vietcombank (Ảnh: Hồng Thúy)

Đầu vào hạ không đáng kể

Trong khi đó, các NH có quy mô trung bình cho biết cần phải có thời gianmới hạ được lãi suất cho vay như các NH lớn. Nguyên nhân là nhiều thángtrước đã huy động vốn với lãi suất 12%/năm nên lãi suất cho vay vốn lưuđộng từ 14%/năm trở lên, còn lãi suất cho vay tiêu dùng, mua - sửa chữanhà từ 15% -17%/năm, lãi suất cho vay tín chấp qua thẻ tín dụng lên tới20%-21%/năm.

Lãi suất giảm chậm

Các mức lãi suất này là quá cao khiến người vay không dám tiếp cận. NHbí đầu ra phải nỗ lực tháo gỡ, thậm chí có NH kẹp chương trình cho vayvào tờ rơi quảng cáo các loại hàng hóa tại các siêu thị để tìm kiếmngười vay.

Nhiều ý kiến cho rằng việc giảm lãi suất theo thỏa thuận giữa các NH sẽkhông bền vững nếu lãi suất tiết kiệm không giảm. Thực tế, các NH đangnhìn nhau để hạ thêm lãi suất huy động, thậm chí có NH muốn giảm mạnhlãi suất tiết kiệm nhưng không dám thực hiện vì e ngại người gửi tiềnchuyển dịch từ NH này đến NH khác, NH có lãi suất tiết kiệm thấp sẽ “hụtchân” về vốn.

Trong số 37 NH cổ phần, 5 NH thương mại Nhà nước chưa có NH nào giảm lãisuất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng về mức 11%/năm. Tuy vậy, lãnh đạo các NHcho biết: Từ nay đến cuối năm 2010 sẽ tiếp tục hạ lãi suất cho vay lẫnhuy động nhưng lãi suất huy động giảm rất chậm. Thời điểm này, lãi suấtcho vay bình quân 13%/năm là hợp lý.

Coi chừng mất thị phần

Theo các chuyên gia tài chính, các NH lớn cho vay ngắn hạn, lãi suất phổ biến 12%-12,5%/năm là DN nhỏ chấp nhận được. Các NH có quy mô trung bình và nhỏ không giảm nhanh lãi suất trong thời gian tới sẽ mất thị phần. Nhiều khả năng thị trường sẽ có sự chuyển dịch khách hàng từ NH cho vay với lãi suất cao đến NH có lãi suất thấp. Nếu lạm phát duy trì mức 8% thì lãi suất tiết kiệm bình quân 10%/năm, NH vẫn huy động được vốn bởi lãi suất cao hơn lạm phát 2%-3% là bảo đảm lợi ích cho người gửi tiền. Khi đó, lãi suất cho vay phổ biến 12%-13%/năm, NH kinh doanh vẫn có lời.

Theo Thy Thơ
Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.