Lãi suất thoả thuận chưa "thông" đã "tắc"

Quy chế cho vay của gói lãi suất thoả thuận và mứcnhảy vọt của lãi suất đang khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhiều doanhnghiệp cho rằng vốn ngắn hạn rất cần trong khi đó lãi suất thỏa thuận chỉ đápứng gói trung, dài hạn.

Quy chế cho vay của gói lãisuất thoả thuận và mức nhảy vọt của lãi suất đang khiến nhiều doanh nghiệp gặpkhó khăn. Nhiều doanh nghiệp cho rằng vốn ngắn hạn rất cần trong khi đó lãi suấtthỏa thuận chỉ đáp ứng gói trung,dài hạn. Nếu gỡ bỏ lãi suất trần cả ngân hàngvà doanh nghiệp sẽ "thỏa mãn" được về vốn nhưng vấn đề gỡ bỏ hay điều chỉnh lại lãisuất trần cũng đang có nhiều ý kiến trái chiều.

>>

Lãi suất nhảy vọt khi thỏathuận 

Thông tư 07/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 26/2/2010 cho phépcác ngân hàng thương mại được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoảnvay trung dài hạn và có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suấtcao hơn lãi suất trần.

Sự thông thoáng về lãi suất này đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng cũng như vốntrung, dài hạn cho các doanh nghiệp với phục vụ mục đích đầu tư, mở rộng sảnsuất. Tuy nhiên khi thông tư đi vào thực tế mới lộ những bất cập. Và lãi suấtthoả thuận đã trở thành bài toán khó giải vào thời điểm hiện tại.

Theo báo cáo mới nhất của NHNN, mức lãi suất cho vay trung, dài hạn theo cơ chếthỏa thuận hiện tăng khoảng 14 - 15%/năm đối với nhóm ngân hàng thương mại nhànước, khoảng 15 - 17%/năm đối với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), cábiệt có một số NHTMCP cho vay với lãi suất khá cao khoảng 18 - 20%/năm.   

Quy chế cho vay của gói lãi suất thoả thuận và mức nhảy vọt của lãi suất đangkhiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa vànhỏ.

Lãi suất thoả thuận chưa "thông" đã "tắc"

(Ảnh minh họa: tienf.com)

Giám đốc công ty Thép Bắc Việt, ông Trần AnhVương cho rằng, lãi suất thoả thuận tuy đã tháogỡ phần nào khó khăn về vốn cho doanh nghiệpnhưng có hai vấn đề cần xem xét lại. Thứ nhấtlãi suất thoả thuận chỉ dành cho vốn trung vàdài hạn nên với những người đi vay mới (khi đãcó lãi suất thỏa thuận) thì khi đặt bút tínhtoán mọi chi phí họ đã biết là 17% rồi (thí dụ ởmức vay của một ngân hàng nào đó).

Nhưng đối với những công ty đãlàm dự án và thủ tục vay trước đó sẽ bị Ngân hàng đề nghị thay đổi hợp đồng vì lãisuất cũ thấp hơn lãi suất thoả thuận. Trong trường hợp như của vậy, doanh nghiệp sẽgặp rất nhiều khó khăn khi phải tính toán lại toàn bộ dự án theo lãi suất mới,bởi như trước đây lãi suất ngân hàng trước đây chỉ khoảng 10% thì nay tăng vọtlên 17% đến 20%.

Vấn đề thứ hai, doanh nghiệp  cần vốn trung, dài hạn để cho tăng trưởng quy mô,vốn này lấy từ nguồn đi vay hoặc cổ phiếu… nhưng để kinh doanh và chớp cơ hộiđầu tư thì lại cần khoản ngắn hạn, mà vốn này hầu hết phải đi vay. Như vậy lãisuất thoả thuận lại không "thoả mãn” hết được cái mà doanh nghiệp cần.

Bà Đoàn Thị Hữu Nghị, Tổng giám đốc của Hiệp Hưng Group cho rằng, nhiều doanhnghiệp sẵn sàng "nghỉ chơi" để qua chờ “cơn bĩ cực”, nếu tiếp tục e rằng sẽ cônglàm chỉ đủ để tồn tại chứ không thể sinh lời.

Mâu thuẫn với “kìm” giá?

Trước đây khi chưa có thông tư 07/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, doanhnghiệp đi vay vốn khá chật vật. Khi thông tư trên ra đời, thông “đường” chodoanh nghiệp vay vốn thì lại bị “tắc” về gói thời gian vay và khó khống chế đượcmức lãi suất cho vay.  Điều này đang khiến doanh nghiệp buộc phải xoay sở để cokéo bằng được nguồn vốn ngắn hạn đồng thời tính toán để tăng giá sản phẩm, dịchvụ.

Trong khi đó, những mặt hàng cơ bản - một trong những đầu vào của sản xuất kinhdoanh,  như, điện, nước, xăng, than… cũng “nhảy" giá , khiến doanh nghiệp càngkhó thực hiện chính sách kìm giá của Chính phủ.

Theo ông Nguyễn Hoài Bắc, Tổng giám đốc công ty liên doanh IQLink: Nếu như lãisuất tăng vọt lên 18%, cộng thêm những phí bất thành văn nữa thì đã lên tới 20%,chẳng khác gì năm 2008 lãi suất tăng tới 20 đến 22% và hiệu quả kinh doanh lúcđó không có gì bù lại được. Hiện nay doanh nghiệp đứng trước nhiều khó khăn khigiá điện, nước, xăng,than, lãi suất vay đều tăng. Trong khi đó đầu ra cho xuấtkhẩu lại giảm đi… chưa kể phải tuân thủ chính sách kìm giá của Chính phủ.

Bà Đoàn Thị Hữu Nghị, cho rằng, sẽ có nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục sảnxuất kinh doanh nếu chịu lãi suất cao 20%. Trong khi Chính phủ chỉ đạo kìm giáhàng loạt mặt hàng thì lãi suất vay tăng vọt tới 18-20% khiến giá sản phẩm, dịchvụ của các doanh nghiệp không thể không tăng.

Lãi suất thoả thuận chưa "thông" đã "tắc"
Lãi suất tăng mạnh khiến doanh nghiệp gặp khó khăn

Điều chỉnh hay gỡ bỏ lãi suất trần?

Hiện nay, việc bỏ hay điều chỉnh trần lãi suấthiện vẫn còn quá nhiều ý kiến trái chiều. 

Một luồng ý kiến cho rằng gỡ bỏ lãi suất trần sẽgiải tỏa được khoản vay ngắn hạn mà hiện nhiềudoanh nghiệp cần, đồng thời có thể huy động tiềngửi trong dân “chảy” vào ngân hàng.

Đại diện của ngân hàng Á châu (ADB) cho rằng, gỡbỏ lãi suất trần sẽ có lợi cho doanh nghiệp hơnnhưng tất nhiên sẽ có sự đánh đổi. Doanh nghiệpcó thể vay những gói ngắn hạn với lãi suất khôngcao nhưng chỉ với những dự án ít rủi ro, vàngược lại những dự án có tính rủi ro cao đươngnhiên phải vay với mức lãi suất cao.

Trong khi đó, một số khác lo ngại việc bỏ lãisuất trần không những không cải thiện được nguồnvốn của các ngân hàng thương mại mà còn khiến“vết xe đổ” năm 2008 được lặp lại. Tạo một cuộcđua tranh mới về lãi suất.

Nỗi ám ảnh về lạmphát 2008 vẫn còn khá nặng khi có ý kiến chorằng, bỏ trần lãi suất sẽ đồng nghĩa với việcchấp nhận mức lãi suất “trên trời”. Lãi suất huyđộng tăng lên thì đương nhiên kéo theo mặt bằnglãi suất cho vay cung tăng theo, như vậy doanhnghiệp sẽ phải đối mặt với một khó khăn quá lớn.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, đây mới chỉlà bắt đầu của một cuộc chạy đua lãi suất. Trong đó người thiệt thòi vẫn làdoanh nghiệp và người tiêu dùng. Bởi chi phí vốn tăng làm giá thành hàng hóa,dịch vụ tăng, mặt bằng giá cả tăng lên.  Mặc dù được thỏa thuận, nhưng mặt bằnglãi suất cho vay cũng chỉ nên tối đa là 16%/năm, nếu lãi suất thoả thuận vọt lêntới 18%-20% mỗi năm thì sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Theo Khổng Nhung
Lãi suất thoả thuận chưa "thông" đã "tắc"



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.