Mỗi năm nhập khoảng 1,5 tỷ USD nông sản cho "người giàu"

Mặc dù là nước nông nghiệp với thế mạnh là các sản phẩm nông sản, nhưng con số thống kê hàng tỉ USD nhập khẩu nông sản, thực phẩm ở nước ta khiến người ta giật mình.

Mặc dù là nước nông nghiệp với thế mạnh là các sản phẩm nông sản, nhưng con số thống kê hàng tỉ USD nhập khẩu nông sản, thực phẩm ở nước ta khiến người ta giật mình.

Số liệu thống kê tháng 4 cho thấy, nhập khẩu nhiều loại nông sản, thực phẩm tiếp tục tăng. Trước đó, một báo cáo chi tiết hơn của Bộ Công thương cho biết, hai tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nông sản và thực phẩm chủ yếu đạt khoảng 280 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó mặt hàng tăng nhiều nhất là gạo tăng 152%; rau, củ tăng 127%; dầu mỡ động thực vật đã tinh chế tăng 96%; chế phẩm từ ngũ cốc, tinh bột, sữa (bánh kẹo, sữa đóng hộp…) tăng 99%; sản phẩm thịt cá, động vật tăng 79% và chế phẩm ăn được khác tăng 84%.

Năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu các nhóm hàng là 1,5 tỉ USD

Mỗi năm nhập khoảng 1,5 tỷ USD nông sản cho "người giàu"

Hai tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nông sản và thực phẩm chủ yếu đạt khoảng 280 triệu USD

Theo ông Đoàn Xuân Hòa, Phó cục trưởng Cục chế biến, Thương mại, Nông lâm thủy sản và Nghề muối, hiện nay VN mới chỉ chú trọng đến thị trường xuất khẩu mà chưa quan tâm đúng mức đến sự quan trọng của thị trường trong nước.

Một thực tế là rất nhiều sản phẩm của nước ta được xuất khẩu đi “nửa vòng trái đất” nhưng lại không đi được đoạn đường từ Nam ra Bắc. Ví dụ, xoài, dưa hấu của VN được xuất khẩu đi rất nhiều nước nhưng ta vẫn phải nhập hoa quả từ Mỹ, Úc…

Những mặt hàng xuất khẩu đi nước ngoài chủ yếu là những loại có chất lượng cao, trong khi đó, nông sản tiêu dùng trong nước lại thiếu những loại có chất lượng cao. Điều đó khiến cho một bộ phận người dân có thu nhập cao phải tìm đến các sản phẩm nhập ngoại.

Ông Hòa cho biết, vấn đề hiện nay là phải chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng chuyển từ lượng sang chất. Một thực tế là các mặt hàng nông sản trong nước đang rơi vào tình trạng thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng.

Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, vì vậy muốn hướng đến thị trường nội địa thì sản phẩm đó phải có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, phải đa dạng hóa sản phẩm, bao bì, kiểu dáng đẹp, bắt mắt, giá cả phải chăng, phù hợp với khẩu vị của người dân từng vùng, miền.

Đặc biệt, muốn phát triển được thị trường nội địa, các sản phẩm cũng phải xây dựng thương hiệu cho riêng mình và quáng bá rộng rãi tới người tiêu dùng.

Một ví dụ được ông Hòa đưa ra là trước đây, nước ta chủ yếu là bán hạt điều nhân (chiếm đến 90% thị trường), bây giờ do không đủ lao động, nên chuyển sang dùng cơ giới hóa. Vì vậy, số lượng hạt điều vỡ dập rất nhiều. Tuy nhiên, nếu nhà sản xuất biết sử dụng những nhân vỡ này làm nhân bánh kẹo thì chất lượng cũng ngon không kém gì hàng nhập ngoại, lại có thể tạo nên những sản phẩm rất phong phú từ hạt điều.

Mỗi năm nhập khoảng 1,5 tỷ USD nông sản cho "người giàu"

Chế biến hạt điều trong nước

Một yếu tố nữa khiến cho việc nhập khẩu nông sản tăng đột biến, theo ông Hòa là do tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng VN.

“Không phủ nhận những loại hoa quả nước ngoài là rất ngon và họ có những thành tựu KHKT tốt để làm ra những sản phẩm tốt. Nhưng không hẳn chúng ta cứ phải ăn những sản phẩm ấy mới là tốt và chắc gì những sản phẩm Tây đã tốt hơn những sản phẩm Ta”, ông Hòa khẳng định.

Tuy nhiên, một bộ phận người dân có tâm lý có tiền thì phải xài hàng sang và hàng sang thì phải là hàng nhập ngoại. Dùng hàng càng đắt tiền thì lại càng cảm thấy yên tâm về chất lượng.

Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước thì nhập hàng ngoại về bán có thể thu nhập được lợi nhuận cao hơn vì lợi dụng tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng, nhiều cơ sở sản xuất có tâm lý không thích sản xuất đồ cho người Việt Nam.

Còn theo lý giải của Bộ Công thương trước đó với báo chí, lượng nông sản và thực phẩm nhập tăng mạnh do đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện: “Ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM nhu cầu đối với hoa quả cao cấp nhập khẩu từ các nước phát triển như Úc, Mỹ… ngày càng tăng cao nên lượng nhập khẩu cũng gia tăng. Đối với mặt hàng thịt và sản phẩm thịt, ngoài nhu cầu nhập khẩu để chế biến hàng thực phẩm, nhu cầu sử dụng thịt nhập khẩu của người dân cũng gia tăng”.

Mặt khác, đối với mặt hàng rau, củ, quả, ta nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc – chiếm 70% kim ngạch nhập khẩu rau quả năm 2009 – qua đường biên mậu do rau quả được trồng với kỹ thuật cao, lại trồng được quanh năm nên lượng rau, củ, quả tương đối dồi dào... Trong khi đó, rau quả của Việt Nam hay bị thiếu hụt nguồn cung trong những lúc trái vụ. Một số loại hoa quả chất lượng kém và chỉ có thời vụ ngắn.

Tuy nhiên, theo ông Hòa, thực tế số lượng hoa quả nhập khẩu này không đáng kể, chủ yếu phục vụ những đối tượng cao cấp, dùng trong khách sạn, nhà hàng sang trọng. Hiện nay chúng ta cũng không phải nhập khẩu rau vì rau sạch, rau tươi, rau trái vụ trong nước đều sản xuất được và nguồn cung rất dồi dào.

Giá trị nhập khẩu tăng đột biến là do lượng cao su và bông, đều tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước

“Nếu xét riêng giá trị nhập khẩu nông sản trong tháng 4 thì con số 1,5 tỷ USD là khá cao, nhưng nếu xét trên tổng giá trị nhập khẩu của cả nước thì là con số không lớn, nhóm mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất phải kể đến điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, ô tô, xe máy,…”, ông Hòa cho biết.

 Theo Như Mai
Mỗi năm nhập khoảng 1,5 tỷ USD nông sản cho "người giàu"



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.