Ngân hàng “lách” lãi suất trần

Sau khi Ngân hàng Nhà nước chophép các ngân hàng được cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vaytrung dài hạn, hầu hết các ngân hàng đều "tạm ngừng" cho vay ngắn hạn.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước chophép các ngân hàng được cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vaytrung dài hạn, hầu hết các ngân hàng đều "tạm ngừng" cho vay ngắn hạn.

>>
>>
>>
>>

Ngân hàng “lách” lãi suất trần

Các ngân hàng than lỗ nếu cho vay ngắn hạn với lãi suất trần 12%/năm - (Ảnh: Ngọc Thắng)

“Được 2 việc”

Hiện tượng "tạm ngừng" cho vayngắn hạn của các ngân hàng xảy ra gần như đồng thời với hiệu lực của quy định vềlãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn.

Trước đây, các ngânhàng cho vay ngắn hạn đồng loạt với lãi suất trần là 12%/năm, sau đó tìm cáchtính phí cao ở những dịch vụ khác... Nhưng thời gian gần đây, ngân hàng chuyểntất cả các khoản cho vay ngắn hạn mới sang dạng trung dài hạn, dù khách hàngkhông có yêu cầu.

Lãnh đạo một ngân hàng cổ phầntại Hà Nội tiết lộ: "Tiếng là cho vay trung dài hạn nhưng chỉ giải ngân và trảnợ trong vòng vài tháng thôi. Cái này được 2 việc: một là không vi phạm quy địnhcủa Nhà nước, hai là lãi suất được thỏa thuận với khách hàng. Nếu làm như trướckia lúc nào cũng nơm nớp lo bị thanh, kiểm tra". Tổng giám đốc một ngân hàngquốc doanh thì cho biết: "Chúng tôi không làm được như mấy ngân hàng cổ phầnnhưng cũng phải xoay xở. Chứ cho vay ngắn hạn nghiêm túc với lãi suất trần là12%/năm thì lỗ".

Trên thực tế, với việc huy độnglãi suất với mức đồng loạt là 10,5%/năm, cộng với dự trữ bắt buộc, dự trữ thanhkhoản, chi phí quản lý, dự phòng rủi ro... giá vốn của các ngân hàng đều cao hơn12%/năm. Vì thế, việc ngân  hàng cho vay với lãi suất 12%/năm bằng lãi suất trầnlà điều không ngân hàng nào muốn làm. Thế nhưng, theo đúng quy định thì họ phảituân thủ dù tất cả các ngân hàng đều tìm cách "lách" mức trần này.

“24 giờ định mệnh”

Kể từ khi có quy định về lãi suấtthỏa thuận với các khoản vay trung dài hạn, các khoản vay có thời hạn 366 ngàytại các ngân hàng tăng đột biến. Lý do là 365 ngày được coi là vay ngắn hạn, còn366 ngày thì được coi là vay trung dài  hạn. Với 366 ngày, ngân hàng được quyềnthỏa thuận lãi suất vay với khách hàng; còn 365 ngày thì chỉ được cho vay tối đalà 12%/năm theo trần lãi suất hiện hành.

Tổng giám đốc một ngân hàng gọiđây là "24 giờ định mệnh". Ông này nói: "Mở ra cho vay trung dài hạn được thỏathuận lãi suất nhưng các tồn tại của trần lãi suất thì vẫn còn đó. Các ngân hàngthực chất đã có thể cho vay ngắn hạn với lãi suất thỏa thuận nhưng không đượcchính danh. Điều này cũng tạo ra những vấn đề không tốt cho tính minh bạch củahệ thống ngân hàng".

Một chuyên gia về tiền tệ củaNgân hàng Nhà nước thì chia sẻ rằng, trần lãi suất huy động hiện nay đang làmkhó cho người gửi tiền nhỏ (do không được hưởng lãi suất cao hơn 10,5%/năm) vàchỉ có lợi cho người gửi tiền lớn (được ngân hàng thỏa thuận lãi suất thông quacác hình thức khác nhau). Thế nhưng, cơ quan quản lý vẫn có những "lý do tế nhị"nên chưa thể bỏ hẳn trần lãi suất huy động cũng như cho vay đối với ngắn hạn.

Trên thực tế, các ngân hàng đềukiến nghị nên bỏ trần lãi suất bởi nó đã không còn phù hợp với sự phát triển củathị trường vào thời điểm hiện tại. "Nếu thấy cái gì không hợp lý, cản trở sựphát triển thì cũng nên hành động nhanh để tạo điều kiện cho ngân hàng cũng nhưnền kinh tế phát triển. Càng để chậm thì không chỉ ngân hàng mà doanh nghiệpcũng khổ", một lãnh đạo ngân hàng cổ phần tại TP.HCM nói.

Theo Hoàng Ly
Ngân hàng “lách” lãi suất trần



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.