Ngang nhiên tích trữ, buôn bán đô la

Luật cấm nhưng nhiều tổ chức,cá nhân vẫn ngang nhiên tích trữ hoặc buôn bán đô la.

Luật cấm nhưng nhiều tổ chức,cá nhân vẫn ngang nhiên tích trữ hoặc buôn bán đô la. Chống đô la hóa, TS NguyễnĐại Lai, chuyên gia kinh tế đã đề xuất cần áp dụng biện pháp hành chính triệtđể. Bên cạnh, có thể hình thành Quỹ dự trữ Quốc gia nguồn thu ngoại tệ. 

>>
>>

Thưa ông, trong khi ở đa sốcác nước, hành vi tiêu ngoại tệ bị xem là phạm luật, còn ở Việt Nam dù pháp luậtcấm nhưng thực tế từ thanh toán khám chữa bệnh, đi lao động nước ngoài,  dulịch, mua bán nhiều loại hàng hóa đều bằng USD?

Một hệ thống tài chính tiền tệđộc lập là không bị ngoại tệ hóa. Ở đó, gần như chỉ có một tỷ giá tương ứng vớimột đồng tiền trong cùng thời điểm. Điều này tương ứng với việc toàn bộ ngoại tệđi vào nước đó phải được đổi ra tiền nội tệ.

Tại các nước như Thái Lan,Singapore, Indonesia, dù ngoại tệ có vào bằng nhiều nguồn nhưng họ vẫn buộc dântuân thủ việc chi tiêu bằng đồng nội tệ, pháp luật Việt Nam cũng đã có quy địnhvề vấn đề này. Tuy nhiên, do ý thức chưa tốt nên tình trạng sử dụng đôla vẫn kháphổ biến.

Một nền kinh tế bị đô la hóa, hệquả là sẽ lấn át đồng nội tệ. Nếu nền tiền tệ không độc lập sẽ dẫn đến kinh tếdễ bị tổn thương, rồi gây nên lạm phát.

Ngang nhiên tích trữ, buôn bán đô la

Mua bán đô la vẫn diễn ra ở tiệm vàng  - (Ảnh: Hồng Vĩnh)

Phải chăng một nguyên nhânquan trọng dẫn tới đô la hóa nền kinh tế là do tâm lý tiêu dùng, tích trữ USDcủa dân, doanh nghiệp, bởi  người ta e ngại tiền đồng mất giá?

Cómột thực tế ở Việt Nam là nhiều năm qua, dù ý thức về việc chống đô la hóa rấtđược Chính phủ và NHNN coi trọng, nhưng vẫn có nhiều thứ ngoài tầm kiểm soát.

Ví như ngoài thị trường hiện cóbao nhiêu USD, nguồn ra - vào thế nào? Rồi nguồn tiền USD không gửi tại các NHTMmà hiện cất giữ trong dân bởi có phải ai cũng đem đến ngân hàng để cất đâu.

Bên cạnh đó, cũng nên lưu ý việcquản lý giá trị của đồng tiền, giá trị sức mua, bảo quản tích trữ, khả năngchuyển đổi của nó.

Để chống đôla hóa hiệu quả,theo ông cần tăng thêm những biện pháp gì?

Hai biện pháp thường được áp dụngđể chống lại tình trạng đô la  hóa nền kinh tế là: Quản lý chặt tỷ giá và hìnhthành Quỹ dự trữ ngoại tệ Quốc gia để Ngân hàng trung ương có thể liên tục “bơm”tăng - giảm ngoại tệ.

Tình trạng đô la hóa gây thêm khó khăn cho việc ổn định trở lại thị trường ngoại tệ. Bên cạnh đó, đô la hóa làm giảm nhu cầu phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối... doanh nghiệp cũng đối mặt với nguy cơ thiệt hại lớn.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, về cơ bản và lâu dài, Việt Nam sẽ chỉ tiêu tiền đồng như các nước khác, chứ không có chuyện USD vào, ra, USD chợ đen. Trước mắt chưa thể xóa đi hai tỷ giá nhưng việc cần làm là kéo nó sát lại cho hợp lý.

Cụ thể ở đây, phải quản lý hành chính tuyệt đốichính sách ngoại hối, chính sách tỷ giá. Trênlãnh thổ Việt Nam chỉ được phép lưu thông duynhất VND.

Đặc biệt, nên tiến tới phát triểnthị trường chỉ có một tỷ giá, không nên và không cho phép tồn tại cái gọi là thịtrường không có tổ chức (chợ đen- PV).

Ngoài ra, phải quản lý hành chínhvề tín dụng. Không nên huy động ngoại tệ gửi mà chỉ nên huy động dưới hình thứctrái phiếu. Đặc biệt, tiến tới không có tín dụng vay ngoại tệ. Có thể sử dụngdịch vụ kho quỹ tại các NHTM cho người dân có tiền cất giữ USD như cất giữ kimcương, vàng bạc...

Chính phủ nên giao cho NHNN vàcác cơ quan bảo vệ pháp luật như giao: Bộ Công an cấm và xử lý mạnh tay hành vimua- bán ngoại tệ chui.

Theo kinh nghiệm từ các nước, vớicơ quan có nguồn thu từ ngoại tệ lớn như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ LĐ-TB&XH cần đưa về một mối quản lý là Ngân hàng Trung ương, từ đó hình thành Quỹ dựtrữ Quốc gia nguồn thu ngoại tệ.

Đồng thời, cần quy định rõ: Doanhnghiệp có nguồn thu ngoại tệ về phải bán lại cho Ngân hàng Thương mại.

Cảm ơn ông!

Theo Khánh Huyền 
Ngang nhiên tích trữ, buôn bán đô la



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.