Nguy cơ lỗ nặng vì nuôi cá theo ‘chuẩn’

Dù đã nuôi cá tra theo tiêu chuẩn SQF (Safe Quality Food – thực phẩm an toàn, chất lượng), người nuôi cá vẫn đang đối diện với cảnh bị đội giá thành do giá thức ăn và nhiều chi phí khác tăng cao, bị doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ép giá...

Dù đã nuôi cá tra theotiêu chuẩn SQF (Safe Quality Food – thực phẩm an toàn, chất lượng), ngườinuôi cá vẫn đang đối diện với cảnh bị đội giá thành do giá thức ăn và nhiềuchi phí khác tăng cao, bị doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ép giá...

Sau một năm triển khai mô hìnhnuôi cá theo tiêu chuẩn SQF, nhiều người nuôi cá tra ở Tiền Giang đã chuyển tâmtrạng từ vui mừng sang thất vọng vì phải đối mặt với nguy cơ lỗ nặng.

Nguy cơ lỗ nặng vì nuôi cá theo ‘chuẩn’

Người nuôi cá theo tiêu chuẩn SQF ở Tiền Giang đang lo lắng vì giá bán cá thấp.



Cá chuẩn, giá không chuẩn

Theo ông Nguyễn Minh Châu, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Tiền Giang,nếu tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật và được cấp giấy chứngnhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000, các sản phẩm từ cá tra sẽ có nhiều thuậnlợi để vượt qua những rào cản kỹ thuật trên thị trường thế giới, tăngkim ngạch xuất khẩu. Dù vậy, hiện tại, hơn 50% diện tích ao của HTX thủysản Hòa Hưng, từng nuôi theo tiêu chuẩn SQF 1000CM, đang trong tìnhtrạng “treo ao”. Theo ông Lê Thanh Dung, Chủ nhiệm HTX thủy sản  HòaHưng, nguyên nhân là do giá thức ăn tăng liên tục, chi phí cho nuôi cáSQF rất tốn kém... nhưng giá bán giữa cá nuôi theo SQF với cá nuôi theophương thức truyền thống đều ngang nhau.

Nguy cơ lỗ nặng vì nuôi cá theo ‘chuẩn’

Anh Huỳnh Văn Tiềm, cán bộ kỹthuật của Công ty TNHH Thanh Tuấn (xã An Thái Trung, huyện Cái Bè), cho biết: aocá gần 10.000 m2 của công ty sắp thu hoạch với sản lượng khoảng 200 tấn, chấtlượng cá rất tốt vì nuôi đúng “chuẩn”. Thế nhưng nhà máy chỉ chịu mua 15.500đồng một kg, bằng với giá cá nuôi thông thường. “Do giá thức ăn tăng mạnh nêngiá thành 1 kg cá hiện lên đến 17.500 đồng. Nếu bán theo giá nhà máy đưa ra, mỗikg cá chúng tôi lỗ 2.000 đồng và bán  hết 200 tấn cá sẽ lỗ 400 triệu đồng”.

Bó tay khi doanh nghiệp chèn ép

“Vừa qua, nhân viên một công ty đến ký hợp đồng và hẹn cân cá trước ngày 30/4nhưng đến giữa tháng 5, họ mới đến cân. Họ “quy” cá của tôi vào diện quá lứa đểhạ giá mua. Chưa hết, công ty  còn ép giá bằng cách chê thịt cá đỏ, vàng… dù tôinuôi theo đúng quy trình SQF”, bà Lê Thị A, xã viên HTX thủy sản Hòa Hưng, than.Về điều này, ông Lê Thanh Dung cho rằng, xã viên nuôi theo cá quy trình SQFnhưng đầu ra lại phụ thuộc vào doanh nghiệp bên ngoài nên HTX không thể giúp gìdù biết họ bị ép giá. “Chúng tôi đã cố gắng tìm đối tác để liên kết tìm đầu racho cá tra SQF nhưng chưa có kết quả”, ông Dung phân trần.
 
Trong khi đó, ông Phan Hữu Hội, Phó chi cục trưởng thủy sản Tiền Giang, cho biết,đã đề xuất phương án mời Viện thủy sản 2 hoặc ĐH Cần Thơ đứng ra làm “trọng tài”trong cuộc tranh cãi thịt cá đỏ, vàng giữa doanh nghiệp và người nuôi nhưng đếnnay vẫn chưa được trả lời cụ thể. “Cái chính là vẫn chưa tìm được tiếng nóichung trong “liên kết 4 nhà” để tạo đầu ra cho sản phẩm cá tra. Chúng tôi đãtừng khuyến cáo người dân nên nuôi cá theo hợp đồng và có ràng buộc pháp lý hẳnhoi để hạn chế tình trạng bị doanh nghiệp ép giá. Nếu không thì sẽ không còn aimặn mà với chuyện nuôi cá theo chuẩn SQF”, ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc SởNông nghiệp – Phát triển nông thôn Tiền Giang, nói với Pv.

Theo Châu Thành
Đất việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.