- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nở rộ lừa đảo homestay giá rẻ thời dịch bệnh
Lợi dụng nhu cầu du lịch tăng cao sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, nhiều đối tượng chào mời cho thuê homestay giá rẻ, lấy tiền cọc rồi biến mất.
Kể từ ngày 22/6, thành phố Hà Nội bắt đầu nới lỏng một số dịch vụ kinh doanh, kích cầu kinh tế thành phố sau làn sóng dịch Covid-19 thứ tư.
Nhận thấy tình hình dịch bệnh chuyển biến tích cực, hoạt động trên các diễn đàn, hội nhóm tìm kiếm homestay, biệt thự nghỉ dưỡng gần Hà Nội bỗng “rôm rả” hơn. Thậm chí, muốn tìm được một căn biệt thự riêng biệt ưng ý, nhiều người phải đặt trước cả tuần.
Tuy nhiên, lợi dụng nhu cầu tăng vọt sau chỉ thị nới lỏng giãn cách của UBND thành phố và số lượng homestay, biệt thự nghỉ dưỡng có giới hạn, chiêu trò lừa đảo mới dần xuất hiện. Các đối tượng lừa đảo trên mạng xã hội này thường núp bóng nghề sales, cộng tác viên du lịch để trục lợi bất chính.
Những ngày gần đây, các bài đăng phản ánh tình trạng lừa đảo tiền cọc các căn hộ homestay trên mạng xã hội xuất hiện với tần suất cao. Ảnh: Chụp màn hình.
Tâm lý nóng vội
Những thông báo “hết phòng”, “hết villa” vào một số ngày cụ thể của các homestay, biệt thự nghỉ dưỡng... thời gian gần đây càng thúc giục du khách có nhu cầu phải đặt thật nhanh, thật sớm để được du lịch.
Nắm được tâm lý này, nhiều đối tượng lôi kéo khách hàng đặt cọc tiền phòng trước "kẻo hết phòng, hết biệt thự" rồi biến mất.
Sau nhiều ngày không tìm được căn homestay phù hợp, chị H. được một người tự xưng là sales du lịch liên hệ, cung cấp danh sách căn villa còn trống, tương ứng với thời gian chị cần. “Lúc đó, tôi thấy may mắn vì tự nhiên tìm được chỗ cho cả nhà đi chơi cuối tuần sau nhiều ngày bí bách”, chị bộc bạch.
Khi được yêu cầu cọc 50% tiền phòng, chị H. không ngần ngại làm theo. Ngay sau khi giao dịch chuyển khoản thành công, chị không thể liên lạc với người tự xưng là sales đó nữa.
Đối tượng lừa đảo lợi dụng sơ hở, lòng tin của du khách cùng những lời nói ngon ngọt, dụ dỗi người thuê nhanh chóng cọc tiền. Ảnh: NVCC.
“Người bán cho tôi mọi thông tin về căn villa như hình ảnh, số phòng và số điện thoại chủ nhà. Tôi cũng tìm hiểu trên facebook, thấy người này nhận được nhiều phản hồi khi bán gói du lịch nên tin tưởng”, chị H. ngậm ngùi nói.
Chia sẻ với Zing, chị Quyên Bùi tâm sự: “Các cháu nhỏ trong nhà được nghỉ hè mà lại phải ở nhà vì dịch Covid-19 suốt. Do vậy, tôi tranh thủ mấy ngày Hà Nội nới lỏng giãn cách để đưa gia đình đi xa vài hôm. Vì tìm được homestay lúc này là rất khó nên mới 'cố đấm ăn xôi' đặt cọc. Tôi không hề nghĩ mình bị lừa”.
Với 2 lần giao dịch chuyển khoản cọc, tổng số tiền chị Quyên Bùi mất vào tay kẻ lừa đảo 4 triệu đồng.
Ban đầu, đối tượng lừa đảo chỉ yêu cầu chị đặt cọc 50% tiền phòng. Nhận thấy chị Quyên tin tưởng mình, đối tượng nâng mức cọc lên 100% với lý do “bên homestay yêu cầu vì quá đông khách chứ cũng không muốn”. Dù trong lòng có chút nghi ngờ, chị Quyên vẫn chuyển khoản 100% tiền cọc.
“Mình cũng nghi ngờ nhưng vì đối tượng đó thuyết phục quá lọt tai nên vẫn tin tưởng. Thêm nữa, trước đó đã lỡ gửi 50% rồi, giờ phải gửi thêm chứ biết phải làm sao”, chị kể.
Mánh khóe lừa đảo tinh vi
Không chỉ cung cấp những thông tin cơ bản để tạo lòng tin, các đối tượng lừa đảo sẵn sàng gửi ảnh chụp CMND, giấy tờ xe làm tin với khách hàng. Tuy nhiên, chỉ sau khi biết mình bị lừa, nạn nhân mới tìm được thông tin giấy tờ đối tượng lừa đảo cung cấp xuất hiện tràn lan trên công cụ tìm kiếm Google hoặc đã qua phần mềm chỉnh sửa.
Tinh vi hơn, các đối tượng lừa đảo thậm chí gửi thêm hình chụp card visit cơ sở bán gói du lịch của mình. Có người còn gọi video call cho khách hàng biết mặt để lấy lòng tin tuyệt đối.
“Họ tư vấn rồi gửi cả hình CMND làm tin, thậm chí còn bảo tôi gọi điện để biết mặt. Tôi cũng không mảy may vấn đề CMND giả hay thật nên cứ gửi 500.000 đồng tiền cọc phòng. Chỉ đến khi không nhận được email xác nhận nào từ phía homestay, tôi tìm lại người bán gói du lịch thì tá hỏa khi chị ta đã chặn mình từ lâu”, anh Quân, một nạn nhân khác, chia sẻ với Zing.
Bên cạnh việc tìm cách lấy lòng tin, nhiều đối tượng “lừa đảo homestay” cũng đưa ra những mức giá thuê ưu đãi đến “giật mình”, đánh vào tâm lý ham rẻ của khách hàng.
“Người bán nói bên villa tặng ưu đãi giá độc quyền cho họ. Tôi thấy giá đặt qua sales còn rẻ hơn đặt qua fanpage của villa tới vài trăm nghìn nên hào hứng đặt ngay. Kết quả là bị lừa 500.000 đồng”, anh Thái H. cho hay.
"Mong mọi người đừng ham rẻ mà nhận lại bài học quá đắt. Của rẻ đúng là của ôi đấy", tài khoản T.M.T bình luận.
Trò chuyện với Zing, anh Vinh - chủ 2 căn homestay tại Ba Vì (Hà Nội) - cho biết tình trạng lừa đảo tiền cọc đã diễn ra từ lâu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, số người “sập bẫy” đang tỷ lệ thuận với nhu cầu du lịch quanh Hà Nội của người dân.
“Khách du lịch cần tỉnh táo, ‘chọn mặt gửi vàng’, không nên nghe lời thúc giục mà nóng vội đặt cọc. Hãy tìm đến các fanpage chính thống, có định vị, thông tin rõ ràng hoặc sử dụng ứng dụng đặt phòng trực tuyến uy tín”, anh Vinh nhấn mạnh.
Theo Zing
-
Mua sắm25 phút trướcGiá căn hộ cao cấp, hạng sang ở TP.HCM đã lên mức cao kỷ lục, dao động từ 120 triệu đến khoảng 600 triệu đồng/m2 khiến người có thu nhập cao cũng khó mua được.
-
Mua sắm2 giờ trướcTừng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
-
Mua sắm6 giờ trướcGiá dưa hấu rớt thê thảm, khiến mỗi hộ nông dân thua lỗ hàng trăm triệu đồng... Nhiều quả dưa to đẹp bị vứt đầy đồng.
-
Mua sắm7 giờ trướcNhững bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới.
-
Mua sắm10 giờ trướcSáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên mốc 85 triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm10 giờ trướcBlack Friday được coi là dịp giảm giá mạnh nhất năm. Vậy Black Friday 2024 là ngày nào để giúp mọi người có thể mua được những món đồ yêu thích với mức giá hấp dẫn?
-
Mua sắm14 giờ trướcDự kiến, từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, từ đó tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.
-
Mua sắm14 giờ trướcNghe ngóng giá vàng giảm, nhiều khách hàng vội mang vàng đi bán. Mấy ngày sau, giá vàng lại đảo chiều đi lên khiến không ít người chịu thiệt hại hàng chục triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm1 ngày trướcDám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ 15h hôm nay (21/11), giá xăng giảm nhẹ, trong khi giá các loại dầu tăng giảm trái chiều nhưng cũng không đáng kể.
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng 21/11, Quốc hội thảo luận về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Mua sắm1 ngày trướcChỉ vì không để ý thông báo từ ngân hàng về việc thay đổi chính sách thu phí dịch vụ SMS Banking, không ít khách hàng phải “ngậm đắng nuốt cay” trả một khoản tiền lớn.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần qua, bỏ xa mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn 99,99 cũng nhảy vọt.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ đầu năm đến nay, Trung Quốc giảm ăn hàng Thái Lan nhưng lại tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Chỉ trong một tháng, quốc gia tỷ dân này đã vung hơn 16.000 tỷ đồng mua “vua trái cây Việt”.