Nợ xấu ngân hàng: “Cục máu đông” của nền kinh tế

"Hệ thống dòng vốn của nền kinh tế giống như hệ tuần hoàn có cục máu đôngnằm trong động mạch, tĩnh mạch. Cục máu đông đó là nợ xấu ngân hàng… Đại biểuQuốc hội Trần Du Lịch nói.

 "Hệ thống dòng vốn của nền kinh tế giống như hệ tuần hoàn có cục máu đôngnằm trong động mạch, tĩnh mạch. Cục máu đông đó là nợ xấu ngân hàng… Đại biểuQuốc hội Trần Du Lịch nói.

Ngày 7/6/2012, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thựchiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011; việctriển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nướcnhững tháng đầu năm 2012.

Nguy cơ tăng giá trở lại

Nhận định đánh giá tình hình kinh tế 5 tháng đầu năm so với mục tiêu kế hoạchQuốc hội đề ra cho năm nay, đại biểu thành phố Hồ Chí Minh Trần Du Lịch chorằng, so với những vấn đề kinh tế đặt ra của đầu năm 2011 khi Chính phủ ban hànhNghị quyết 11 và Kết luận 02 của Bộ Chính trị thì tình hình hiện nay tuy khókhăn, nhưng có điểm hy vọng.


Đại biểu Trần Du Lịch phát biểu tại Nghị trường sáng 7/6

Tuy nhiên, đại biểu này cũng tỏ ra lo lắng khi tổng cầu của nền kinh tế đanggiảm quá nhanh, mặc dù mục tiêu công cụ cũng là cần giảm nhanh. “Khối lượng tiềntệ và chi tiêu là 2 vấn đề lớn nhất của tổng cầu. Khi giá cả giảm là mừng, nhưnggiảm do tổng cầu giảm thì nguy cơ chu kỳ sau tăng lại là rất nhạy cảm.” – ôngTrần Du Lịch băn khoăn.

Đại biểu này cho rằng, vấn đề quan trọng là làm sao dự báo để kích thích thịtrường, giải quyết khó khăn nhưng không gây nguy cơ lạm phát.

“Nếu nhìn một cách tổng thể, tôi cho rằng cần giải quyết mối quan hệ giữa 2 vấnđề tăng trưởng và lạm phát. Tôi không đồng tình với một số quan điểm lúc này bảorằng hy sinh tăng trưởng, dưới kia bảo là hy sinh lạm phát. Bốn mục tiêu kinh tếvĩ mô mọi Nhà nước phải tiến hành một cách đồng bộ, đó là tăng trưởng liên tục,kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, tạo việc làm, tăng xuất khẩu, tạo cơ sở chotăng ngoại tệ, bảo vệ đồng tiền.” – đại biểu Trần Du Lịch bày tỏ quan điểm.

Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, giải quyết mối quan hệhài hòa giữa lạm phát và tăng trưởng ở con số hợp lý. “Từ nay đến cuối năm, nếukhông đạt tốc độ tăng trưởng theo kế hoạch là 6% mà chỉ khoảng 5,5% vẫn là hợplý với chỉ số giá cả tăng khoảng 8%. Dĩ nhiên lạm phát 8% là cao, ảnh hưởng đếnđời sống nhưng trong tình huống xấu thì chọn cái ít xấu nhất, không có cách nàokhác.” – đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh.

Cần giải quyết "cục máu đông" nợ xấu ngân hàng

Băn khoăn về vấn đề dư địa chính sách tài khóa, ông Trần Du Lịch phân tích: “Từnay đến cuối năm, riêng ngân sách trong phạm vi kế hoạch cho phép có thể giảingân đến 21.000 tỷ mỗi tháng. Vấn đề đặt ra là làm sao thực hiện một cách hiệuquả kích thích thị trường đừng để tình trạng bây giờ không có tiền, cuối năm dồnlại gây lạm phát năm sau.”

Về chính sách tiền tệ, ông Trần Du Lịch cho biết, để bảo đảm tăng trưởng kinh tế6 - 6,5% thì tăng tín dụng là 15- 17%, nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn còn âmthì không thể tăng được.

“Tôi giả định ngân hàng Trung ương làm sao tăng tín dụng 12% thôi, từ nay đếncuối năm mỗi tháng bơm thị trường 50.000 tỷ. Vấn đề đặt ra, nếu cộng cả ngânsách, cộng cả tín dụng, mỗi tháng hơn 70.000 tỷ bơm ra thị trường, nền kinh tếkhông hấp thụ được. Vậy, chỗ nghẽn hiện nay là nền kinh tế không hấp thụ được,bị nghẽn từ hệ thống dòng vốn của nền kinh tế giống như hệ tuần hoàn mạch máu cócục máu đông nằm trong động mạch, tĩnh mạch. Cục máu đông đó là nợ xấu ngânhàng...” – đại biểu Trần Du Lịch ví von.

Trước những phân tích trên, đại biểu thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề đặtra đối với ngân hàng nhà nước là xử lý cục máu đông này bằng cách làm giảm dần.“Nhưng dường như trong quá trình sắp xếp tái cấu trúc có một nhóm lợi ích nàođó, phải chăng là thừa "đục nước béo cò"... Vì lợi ích quốc gia, tôi kiến nghịphải giải quyết một cách dứt khoát, vấn đề là đừng để ai làm "đục nước béo cò"trong vấn đề tổ chức lại thị trường này. Có như vậy mới giải quyết được cục máuđông.” – ông Trần Du Lịch tha thiết nói.

Đại biểu Trần Du Lịch cũng bày tỏ, ông ủng hộ giải pháp 29.000 tỷ của Chính phủmà không giải thích đấy là hỗ trợ thị trường. Tuy nhiên, đại biểu này đề nghịQuốc hội cùng Chính phủ “làm cách nào đó cho một tín hiệu rõ với thị trườngrằng, sau kỳ họp thứ 3 này, chính sách vĩ mô là Chính phủ Việt Nam sẽ giảm thuếthu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống 20%”.

“Chắc chắn chúng ta sẽ giảm, tuy nhiên thời điểm này nếu có thông điệp như vậychúng ta tạo niềm tin cho doanh nghiệp, mà khi người ta có niềm tin như ngườibệnh tin thầy thuốc thì người ta mua thuốc mới có hiệu quả. Tôi nghĩ trước saucũng phải giảm, đây là thời điểm giảm có hiệu quả nhất. “ – đại biểu Trần DuLịch khẳng định.

Theo VnMedia
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.