Rộ ‘mốt’ chơi cá cảnh ngoại

Thú chơi cá cảnh không phải là mới với người dân Hà Nội. Nhưng gần đây, dân chơi cá cảnh lại có “mốt” chơi loài xịn, là những loại cá mới, lạ nhập từ nước ngoài về. Tại nhiều cửa hàng, cá nội ngày càng bị “thất sủng”.

Thú chơi cá cảnh khôngphải là mới với người dân Hà Nội. Nhưng gần đây, dân chơi cá cảnh lại có“mốt” chơi loài xịn, là những loại cá mới, lạ nhập từ nước ngoài về. Tạinhiều cửa hàng, cá nội ngày càng bị “thất sủng”.

Chơi cá ngoại mới là... “đẳngcấp”

Đây dường như là câu cửa miệng vàngày càng phổ biến của “dân” chơi cá cảnh Hà Nội. Nhu cầu này khiến trên thịtrường cũng nở rộ những loài cá ngoại. Theo khảo sát của Đất Việt, cá cảnh đượcbán nhiều ở khu vực chợ Mơ, Hàng Đậu, đường Láng, Thái Thịnh 2… Đa số các chủcửa hàng ở đây đều cho biết, hiện chủ yếu bán cá cảnh có nguồn gốc nhập khẩu từnước ngoài còn cá trong nước chỉ “tiện thì bán kèm". “Tuy giá của cá ngoại khôngrẻ, có thể lên đến tiền triệu mỗi con tùy theo kích cỡ, số tuổi và loài nhưnglại được rất nhiều khách ưa chuộng vì hình dáng, màu sắc đẹp và độc đáo hơn hẳncá nội”.

Rộ ‘mốt’ chơi cá cảnh ngoại

Ngày càng có nhiều loại cá lạ được nhập vào Việt Nam.

Quả thật, cá cảnh ngoại trên thịtrường đang vô cùng phong phú với những tên gọi “mỹ miều” và giá cũng rất đadạng, phù hợp với “túi tiền” của khách hàng, từ những loài cá nhỏ, giá “mềm” nhưcá lông vũ (xuất xứ Indonesia) có giá 60.000 - 80.000 đồng một đôi; cá “váy”xanh, “váy” hồng giá 15.000 - 18.000 đồng một đôi, cá Kim Sơn 50.000 - 200.000đồng một đôi... đến những loại cá cỡ lớn có giá “xịn” như cá chép Koi (Nhật Bản),cá Hồng Két, cá Đĩa, (Malaysia), cá La Hán (Trung Quốc) giá 200.000 - 1.000.0000đồng một đôi; cũng không ít những loại chỉ dạng “đại gia” mới dám “mơ” tới nhưcá Rồng (Malaysia) có giá từ 5 đến 50 triệu đồng một con…

Theo một nhân viên cửa hàng bán cá cảnh và bể cảnh Ngọc Thủy số 35 Hàng Đậu chohay, cá Đĩa và cá La Hán có nguồn gốc Indonesia và Malayxia là hai loại đắtkhách nhất hiện nay.

Người dân Việt Nam có thú chơi cácảnh từ lâu. Riêng Hà Nội có hẳn làng Yên Phụ nổi tiếng một thời về nghề nuôi vàkinh doanh cá cảnh. Thế nhưng, hiện nay cá cảnh trong nước đang ngày càng bị“thất sủng”. “Người dân bây giờ phần lớn chỉ chuộng các loại cá cảnh nhập ngoạivì nó đa dạng về chủng loại và màu sắc đẹp hơn hẳn. Rất ít loài cá nội hiện vẫnđược ưa thích như cá chép cảnh”, chị Thắm, nhân viên cửa hàng Thế giới cá cảnhThanh Tùng, số 58 Hàng Đậu cho biết. 

Anh Minh ngụ đường Trường Chinh,quận Đống Đa vừa chọn cá La Hán (xuất xứ Trung Quốc) ở cửa hàng cá cảnh số 808đường Láng vừa chia sẻ, anh mới bắt đầu chơi cá cảnh nhưng đã "mê" ngay nhữngloài cá ngoại vì không chỉ có hình thức đẹp, anh nghe nói cá ngoại còn dễ nuôihơn.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn VănTiến, trưởng phòng sinh học thực nghiệm thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủysản 1: “Các loại cá cảnh nguồn gốc nước ngoài khi nhập vào Việt Nam đã được cáccơ quan kiểm dịch chặt chẽ. Nhưng, các loại cá này cũng có “nhược điểm” có thểgây nguy hại đó là chúng rất phàm ăn. Ví dụ như cá Tỳ bà có thể dễ dàng tiêudiệt các loài cá khác nếu đói. Vì thế, khi nuôi chung nhiều loài cá, người dânphải rất thận trọng với đặc điểm này”.

Đốt tiền triệu mua bể cá cảnh

Bên cạnh việc chọn lựa cá cảnhthì bể cá và bể cá thủy sinh cũng là thú chơi đầu tư khá tốn kém đối với nhiềungười. “Cách đây nửa tháng có người đến đặt một chiếc bể cá 1,5m giá 20 triệuđồng. Vị khách đó là người đam mê chơi cá chứ không thuộc giới đại gia”, nhânviên cửa hàng cá cảnh Ngọc Thủy số 35 Hàng Đậu cho biết. Điều này cho thấy bỏ cảchục triệu ra sắm bể cá cảnh không chỉ là thói quen của những người "lắm tiền"như trước kia.

Rộ ‘mốt’ chơi cá cảnh ngoại

Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền triệu ra để sắm bể cá cảnh.

Hiện trên thị trường, bể cá cónhiều loại với ý nghĩa riêng: Bể Tứ quý (theo quan niệm xưa, bể thủy sinh loạinày mang lại sinh khí bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông cho chủ nhân); bể Tam tài (manglại sinh khí hoà hợp Thiên - Địa - Nhân); bể Ngũ Phúc Hướng Kim (được trình bàytheo ngũ phúc nhưng hướng kim nhằm sinh khí, mang lại quyền lực, tiền tài); bểMộc (gỗ kết hợp với các loại rong cỏ tạo nên màu xanh của Mộc. Khí của Mộc sẽlàm cho vạn vật được tươi tốt, có tính chất sinh sôi); bể Thủy (có suối, thác,thủy sinh và một vài chú cá hiền lành tạo ra sự mềm mại, uyển chuyển, nhấn mạnhvai trò của nước với các tính chất làm lạnh, hướng xuống làm cho vạn vật tĩnhlặng)...

Chú Tuấn, ở Mỹ Đình, quận Từ Liêm, là nhân viên của một công ty xây dựng chia sẻ,chú đã dốc tới gần 200 triệu đồng để mua cá và bể. “Nhà có ba bể cá loại 1 m2giá 10 triệu đồng, 80 cm giá 7 triệu đồng và 60 cm giá 5 triệu đồng. Mỗi bể cómột con cá Rồng, giá 70 - 80 triệu đồng một con, ngoài ra còn có các loại cákhác như cá Đĩa, cá La Hán, cá nhỏ khác… chi phí chăm sóc cá và thu dọn bể mỗinăm khoảng ba triệu đồng” chú Tuấn kể.

Theo Nguyễn Huệ
Đất Việt


 
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.