Sẽ công khai nợ công 6 tháng 1 lần

4 công cụ được dùng để quản lý nợ công gồm: Chiến lược dài hạn về nợ công; Chương trình quản lý nợ trung hạn; Kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ; Các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công.

Theo Nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ công vừa được Chính phủ ban hành vàcó hiệu lực từ ngày 30/8/2010, việc quản lý toàn diện nợ công sẽ thông qua 4công cụ, đặc biệt tình hình nợ công sẽ được công khai 6 tháng một lần.

4 công cụ được dùng để quản lý nợ công gồm: Chiến lược dài hạn về nợ công;Chương trình quản lý nợ trung hạn; Kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng nămcủa Chính phủ; Các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công.

Thứ nhất, chiến lược dài hạn về nợ công gồm các nội dung như đánh giáthực trạng nợ công và công tác quản lý nợ công trong giai đoạn thực hiện Chiếnlược trước đó; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công,...

Căn cứ để xây dựng chiến lược dài hạn về nợ công là kế hoạch phát triển kinhtế-xã hội 5 năm và 10 năm, các kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng lãnhthổ cũng như các nghị quyết, quyết định về chủ trương huy động, sử dụng vốn vayvà quản lý nợ của Đảng, Nhà nước và Chính phủ,...

Sẽ công khai nợ công 6 tháng 1 lần
Các khoản nợ công sẽ được công khai 6 tháng 1 lần

Thứ hai, chương trình quản lý nợ trung hạn gồm các mục tiêu, nhiệm vụ vàgiải pháp về huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và cơ chế, chính sách, tổ chứcquản lý nợ trong giai đoạn 3 năm liền kề để thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợđã được Quốc hội xác định trong mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vayvà quản lý nợ công.

Thứ ba, kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ có nội dunggồm: Kế hoạch vay trong nước (gồm kế hoạch huy động vốn cho ngân sách nhà nướcvà kế hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển); Kế hoạch vay nước ngoài, đượcthực hiện thông qua các hình thức huy động, gồm vay ODA, vay ưu đãi, vay thươngmại và được chi tiết theo chủ nợ nước ngoài; Kế hoạch trả nợ, được chi tiết theochủ nợ, có phân định trả nợ gốc và trả nợ lãi, trả nợ trong nước và trả nợ nướcngoài.

Sẽ công khai nợ công 6 tháng 1 lần

Thứ tư là các chỉ tiêu an toànvà giám sát nợ công. Các chỉ tiêu giám sát nợ công, nợ nước ngoài của quốc giabao gồm: nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP), nợ nước ngoài của quốc giaso với GDP, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuấtnhập khẩu, nợ chính phủ so với GDP...

Ngoài ra, Nghị định cũng cho phép thành lập Quỹ tích lũy trả nợ.Quỹ này đượchình thành nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ các khoản vay nướcngoài của Chính phủ về cho vay lại hoặc nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sáchnhà nước phát sinh từ các khoản bảo lãnh của Chính phủ. Quỹ này sẽ được giaocho Bộ Tài chính quản lý với nguyên tắc bảo toàn và phát triển nguồn vốn tạmthời nhàn rỗi của Quỹ.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính phải công khai các khoản nợ,cung cấp thông tin về tình hình vay, trả nợ trong nước và nước ngoài củaChính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh; vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia,nợ của chính quyền địa phương theo quy định thông qua hình thức phát hànhBản tin về nợ công với tần suất 6 tháng một lần dưới dạng ấn phẩm và dữ liệutrên Trang điện tử của Bộ Tài chính.

Theo TT
Diễn đàn doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.