"Sóng" ngầm trên thị trường tiền tệ

Sự kiện được chú ý trên thị trường tiền tệ thời gian qua là việc nhiều ngân hàng (NH) âm thầm "phá rào", "bơm" khuyến mãi, gây áp lực lớn tới việc hạ lãi suất cho vay xuống 12% một năm theo chỉ đạo của Chính phủ.

Sự kiện được chú ý trênthị trường tiền tệ thời gian qua là việc nhiều ngân hàng (NH) âm thầm "phárào", "bơm" khuyến mãi, gây áp lực lớn tới việc hạ lãi suất cho vay xuống12% một năm theo chỉ đạo của Chính phủ.

Chưa đầy một tháng sau khi đồngthuận loại bỏ khuyến mãi và thống nhất lãi suất (LS) huy động, thị trường bỗng "nổisóng" khi một số NH phá rào - điều chỉnh tăng LS huy động. 

Ngân hàng tiến thoái lưỡng nan

Tuy nhiên, do lo sợ những ngưỡng cản về đồng thuận LS 11,5% nên đa số khoảnkhuyến mãi của NH đều được thực hiện... khá âm thầm, không rầm rộ. Một số NHcông bố mức LS tiết kiệm vượt "trần" 11,5%, đây đó xuất hiện trở lại các hìnhthức khuyến mãi, huy động kỳ hạn siêu ngắn, đẩy LS thực vượt quá 12%/năm. Ngoàicác mức LS "khủng", nhiều NH cũng áp dụng thưởng cho tiền gửi tiết kiệm nhằmtăng tính hấp dẫn. Thậm chí, một số chi nhánh NH do cần vốn nên dù không cóchương trình khuyến mãi nào nhưng lại thỏa thuận LS với từng khách hàng để huyđộng vốn.
 

Những "cơn sóng" ngầm trên thịtrường tiền tệ đang khiến nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất cho vay dường như trởnên khó khăn hơn, đi ngược với mong muốn của Chính phủ trong nỗ lực hạ lãi suấtcho vay, kích thích sản xuất phát triển. Trả lời báo chí mới đây, Thống đốc NHNNNguyễn Văn Giàu khẳng định sẽ xử lý nghiêm những NHTM đi ngược chủ trương hạ LS.Nhằm tạo sự công bằng, ổn định về LS giữa các NH, Thống đốc cho biết NHNN sẽkiểm tra, rà soát những NHTM có LS huy động vượt quá 12%, xử lý nghiêm sai phạm.

"Sóng" ngầm trên thị trường tiền tệ

Nhận định về lý do một số NH điều chỉnh tăng LS huy động, các chuyên giachỉ ra hai nguyên nhân quan trọng: Thứ nhất, trước khi thực hiện cam kếtgiữ LS xoay quanh mức 11,5%, NH đã để mặt bằng LS hơi thấp, không tươngxứng với mặt bằng thị trường. Thứ hai, một số NH nâng LS lên tới 12%/năm,thậm chí 12,5%/năm do các NH lớn cộng cả LS thưởng, khuyến mãi ra mức11,6%/năm, các NH nhỏ cũng áp ở mức này nhưng không huy động được vốn.Thành ra các NH nhỏ phải thưởng cả tiền mặt, LS, xem đây như giải pháptình thế nên LS thực lên tới 12,5%/năm.

Về phía các NH, lãnh đạo một NHTM cổ phần cho biết họ đang ở trong tìnhthế tiến thoái lưỡng nan: Tăng LS thì đi ngược lại chủ trương của Chínhphủ, đồng thời làm chênh lệch lãi biên giữa đầu vào và đầu ra ngày cànghẹp, lợi nhuận càng sụt giảm, áp lực từ các cổ đông càng lớn; nhưng nếukhông tăng thì NH không hút được khách, trong khi cạnh tranh LS huy độngngày càng gay gắt. Trên thực tế, rất nhiều DN có nguồn tiền lớn đã mặccả với NH để đòi lãi suất cao hơn nhiều so với mức 11,5%/năm mà Hiệp hộiNgân hàng khuyến cáo.

Không ít NH đang bị cuốn vào cuộc đua LS mới, tự dồn nhau vào thế bí.

Hài hòa lợi ích "3 N"

Những cơn sóng ngầm thị trường tiền tệ đã và đang gây không ít quan ngại.Tuy nhiên, hiện NHNN vẫn đang phát huy tốt vai trò trụ cột trên thịtrường tiền tệ ngắn hạn, đồng thời sau khi quay trở lại cơ chế LS thỏathuận, tính công khai minh bạch trên thị trường và thanh khoản NH đượccải thiện rõ rệt, cung cầu vốn đi dần vào thế ổn định, tạo điều kiện đểbình ổn mặt bằng LS. Đặc biệt, những NHTM có uy tín - chiếm thị phần chiphối - vẫn đang thực thi nhiều chính sách khách hàng có hiệu quả. Chínhvì vậy, không đến mức quá hốt hoảng hoặc có những phản ứng thái quátrước những diễn biến mang tính cục bộ do LS huy động ở một số NH đangbị đẩy lên. Vấn đề quan trọng là nhận diện và đánh giá đúng nguyên nhân.

Bảo đảm vừa giảm LS đầu vào, vừa hạ LS đầu ra là một bài toán rất khókhăn với cả NHTM nói riêng và NHNN nói chung. Cái khó là ở trong cái thếcùng một lúc phải "hài hòa" các mục tiêu: tập trung kiểm soát lạm phát,góp phần tăng trưởng kinh tế và giữ ổn định thị trường. Điều quan trọnghiện nay là phải tìm ra điểm để hài hòa lợi ích của người gửi tiền,người vay tiền và NH (3 N), giảm áp lực tâm lý các bên tham gia.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để chính sách tiền tệ ngày càng hiệu quảtrong việc kiềm chế lạm phát, cần tăng cường sự hiệu quả của cơ chếtruyền tải chính sách tiền tệ thông qua các biện pháp làm tăng sự tiếpcận của DN và người dân vào tín dụng NH, giảm ảnh hưởng của các kênh tíndụng phi chính thức. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp để có thể nhấtthể hóa LS trên thị trường, tránh xu hướng đa LS như hiện nay.
 
Ngoài ra, Nhà nước cần sử dụng các biện pháp hành chính, phi tiền tệ đểkiềm chế các yếu tố kích thích lạm phát tâm lý. Mặt khác, phải xác địnhrõ ràng, nhất quán các mục tiêu tiền tệ trong từng thời kỳ. Việc đưa racác mục tiêu có những điểm còn mâu thuẫn hoặc gây nhầm lẫn sẽ tạo nên sựhiểu lầm trên thị trường và gây nên sự suy yếu chính sách khi NHNN banhành công cụ điều tiết kinh tế.

Theo Hà Nội Mới



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.