“Sự phục hồi của châu Á dẫn dắt toàn thế giới”

Các chuyên gia IMF cho rằng:Sự phục hồi của châu Á đang dẫn dắt sự phát triển của toàn thế giới. Tuynhiên, tỷ lệ người nghèo trong khu vực vẫn còn cao và các Chính phủ cần tậptrung chính sách giúp giảm nghèo hơn nữa trong giai đoạn tới.

Các chuyên gia IMF cho rằng:Sự phục hồi của châu Á đang dẫn dắt sự phát triển của toàn thế giới. Tuynhiên, tỷ lệ người nghèo trong khu vực vẫn còn cao và các Chính phủ cần tậptrung chính sách giúp giảm nghèo hơn nữa trong giai đoạn tới.

Sáng 22/3, tại Hà Nội, Ngânhàng Nhà Nước đã phối hợp với Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF tổ chức hội thảo “Tăngtrưởng và giảm nghèo hậu khủng hoảng tại các nước phát triển châu Á”.

Tham dự hội thảo có trên 140đại biểu bao gồm lãnh đạo cùng quan chức cấp cao từ các tổ chức tài chínhtiền tệ quốc tế như: ông John Lipsky, Phó Tổng giám đốc Thứ nhất IMF; ôngJames Adams, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực châu Á - TháiBình Dương và ông Lawrence Greenwood, Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển ChâuÁ…

Hội thảo là diễn đàn để cácđại biểu thảo luận về việc thoát khỏi khủng hoảng, chia sẻ kinh nghiệm củachâu Á trong quản lý kinh tế và những thách thức chính sách trong bối cảnhnền kinh tế thế giới có nhiều biến động mới; cùng những chính sách giúp cácnước đang phát triển tại châu Á tăng trưởng và giảm nghèo một cách tốt nhất,từ đó đạt tới vị thế nền kinh tế mới nổi.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcNguyễn Văn Giàu cho rằng: Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững trong dàihạn, các nhà hoạch định chính sách châu Á cần nhanh chóng xác định mô hìnhvà giải pháp phát triển kinh tế xã hội phù hợp trong tình hình mới, trong đóchú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới cơ cấu, đầu tư cơ sở hạ tầng và đảmbảo an sinh xã hội.

Thống đốc cũng nhấn mạnh tầmquan trọng của sự hợp tác giữa các nước đang phát triển châu Á cũng như sựphối hợp, hỗ trợ của các đối tác phát triển toàn cầu, hướng tới mục tiêutăng trưởng và giảm nghèo.

Theo nhận định của các chuyêngia tài chính - kinh tế quốc tế, các nước có thu nhập thấp ở châu Á đã hồiphục nhanh chóng từ những tác động của khủng hoảng. Khi các nền kinh tế lớnnhư châu Âu, Mỹ đang phục hồi khá chậm chạp và chưa lấy lại được mức tăngtrưởng như thời kỳ trước khủng hoảng thì các nước tại châu Á đã lấy lại đàtăng trưởng nhanh, có thể đạt mức tăng trưởng như trước khủng hoảng trong 2năm tới.

“Sự phục hồi của châu Á dẫn dắt toàn thế giới”

Phó Tổng Giám đốc thứ nhất IMF John Lipsky (Ảnh: pbase.com)

Cũng theo đánh giá của cácchuyên gia, châu Á đang đóng vai trò trung tâm trong quá trình phục hồi kinhtế thế giới. Tuy nhiên, các quốc gia này, trong đó có Việt Nam, vẫn đangphải đối mặt với một số thách thức cần giải quyết.

Ông John Lipsky, Phó TổngGiám đốc thứ nhất IMF cho rằng, để vươn tới vị thế thị trường mới nổi, cácnước đang phát triển châu Á cần đảm bảo tăng trưởng lành mạnh trên cơ sở ổnđịnh kinh tế vĩ mô; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởngbền vững, coi cải cách cơ cấu là ưu tiên trong việc cải thiện sức cạnh tranh,hội nhập sâu hơn nữa vào mạng lưới thương mại toàn cầu; cuối cùng là đảm bảomạng lưới an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, ông cũng nhấnmạnh tới tầm quan trọng của việc tăng cường khả năng tiếp cận luồng tài trợquốc tế đối với các nước đang phát triển châu Á trong việc đảm bảo tăngtrưởng bền vững và giảm nghèo, đối phó với những nguy cơ trong dài hạn, đặcbiệt là tác động của biến đổi khí hậu.

Ông Somchat Jitsuchon, Giámđốc Viện nghiên cứu Phát triển Thái Lan nhấn mạnh: “Các nước thu nhập thấp ởchâu Á đang đối mặt với 4 thách thức chính. Đầu tiên phải kể đến nợ Chínhphủ, đó là thách thức chung đối với các quốc gia thu nhập thấp trên toàn thếgiới. Tiếp theo là vấn đề quản lý dòng vốn đầy biến động mỗi khi có khủnghoảng.

Sau đó là vấn đề làm sao cóthể gia tăng được thương mại trong nước và xử lý vấn đề nghèo và bất bìnhđẳng. Đây là 4 vấn đề mà các quốc gia có thu nhập thấp ở châu Á cần giảiquyết để có thể tăng trưởng nhanh và thực sự bền vững”.

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế,hiện nay, chỉ số niềm tin tiêu dùng đã tăng mạnh so với thời điểm khủnghoảng; tuy nhiên, các quốc gia thu nhập thấp ở châu Á vẫn cần có những chínhsách tài chính và tài khoá linh hoạt để đảm bảo niềm tin cho người dân.

Quỹ tiền tệ quốc tế sẽ hỗ trợcác quốc gia này xây dựng những chính sách phù hợp, tạo sự ổn định vĩ mô,tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và công bằng để các doanh nghiệp, nềnkinh tế có thể mở rộng phát triển bền vững. Quỹ tiền tệ thế giới cũng sẽ hỗtrợ tài chính để quốc gia có thu nhập thấp tại châu Á củng cố, xây dựng hạtầng công cộng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đối với Việt Nam, ông VũThành Tự Anh, Giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại ViệtNam cho rằng: Chính phủ cần thực hiện cải cách cơ cấu và có các chính sáchbình ổn kinh tế vĩ mô, trong đó xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng caovà ổn định vĩ mô, tự do hóa và các nguyên tắc an toàn nhằm thúc đẩy pháttriển kinh tế và giảm nghèo…

Theo An Hạ
“Sự phục hồi của châu Á dẫn dắt toàn thế giới”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.