Thêm 100 - 300 tỉ cứu “con đường đau khổ”

Sẽ khó được chấp nhận khi mà toàn bộ chi phí sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh thời gian qua đều lấy từ ngân sách và đến nay đã vượt quá số tiền xây lắp ban đầu (chỉ có 142 tỉ đồng).

Sẽ khó được chấp nhận khimà toàn bộ chi phí sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh thời gian qua đều lấy từngân sách và đến nay đã vượt quá số tiền xây lắp ban đầu (chỉ có 142 tỉđồng).

Suốt 9 năm đưa vào sử dụng,đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) chưa một ngày thoát cảnh lồilõm, nhếch nhác. Cũng trong ngần ấy năm, TP.HCM đã phải chi hàng trăm tỉđồng sửa chữa, song con đường này vẫn không ngừng lún sụt, hư hỏng. Theo đềxuất mới đây, ngân sách có thể mất thêm từ 100 - 300 tỉ đồng mới hy vọng trịdứt điểm tình trạng lún trên “con đường đau khổ” này.

Thêm 100 - 300 tỉ cứu “con đường đau khổ”
Đường Nguyễn Hữu Cảnh là một trong những điểm ngập nặng nhất của TP.HCM do nền đường bị lún quá thấp - Ảnh: P.Thanh

Xử lý triệt để haychỉ bù lún?

Tổng công ty xây dựng số 1(CC1) thuộc Bộ Xây dựng - đơn vị được UBND TP.HCM giao thực hiện dự án sửachữa đường Nguyễn Hữu Cảnh theo hình thức tổng thầu EPC (chìa khóa trao tay)- vừa trình 3 phương án khắc phục các hư hỏng của đường Nguyễn Hữu Cảnh.Theo phương án 1, sẽ xử lý nền đất yếu bằng cọc đất gia cố xi măng trên toàntuyến (từ đường Tôn Đức Thắng, Q.1 đến đường Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh).Phương án này được đánh giá sẽ xử lý triệt để tình trạng lún, tuy nhiên kinhphí lên đến 300 tỉ đồng.

Phương án 2 chỉ xử lý cọc đấtgia cố xi măng trên đoạn dài hơn 500m, từ ranh cầu Thủ Thiêm (đang thi công)đến đầu đường dẫn cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh. Đây là đoạn lún nặng nhất, đếnnay mặt đường đã lún từ 0,8 - 1,1m so với thiết kế và vẫn chưa có dấu hiệuổn định. Riêng phần đường còn lại (từ đường Tôn Đức Thắng đến cầu Văn Thánh2) và các tuyến nhánh (khu vực nút giao cầu Sài Gòn) sẽ chỉ tiến hành bù lúnđể nâng cao độ mặt đường bằng với thiết kế ban đầu. Dự kiến sẽ mất hơn 240tỉ đồng cho phương án 2.

Phương án 3 chỉ tiến hành bùlún toàn con đường để đảm bảo cao độ ban đầu, với chi phí thấp nhất là 100tỉ đồng. Mới đây, UBND TP đã giao CC1 tính toán lại khối lượng dự án, trongđó cắt đoạn cuối để đưa vào dự án cầu Sài Gòn 2 do Công ty CP BOT cầu Phú Mỹlàm chủ đầu tư, khi đó, dự kiến kinh phí sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh cóthể giảm khoảng 10%.

Công trình đường Nguyễn Hữu Cảnh có tổng chiều dài gần 3,7 km. Điểm đầu tuyến tại giao lộ đường Tôn Đức Thắng (Q.1), kết thúc tại khu vực chân cầu Sài Gòn với 3 cây cầu trên tuyến là Thị Nghè 2, Văn Thánh 2, cầu vượt nút giao thông đầu cầu Sài Gòn. Tổng vốn đầu tư gần 420 tỉ đồng, trong đó giá trị xây lắp chỉ có 142 tỉ đồng, phần còn lại là chi phí giải phóng mặt bằng và các khoản khác.

Theo đánh giá của Phân viện Khoa học và Công nghệ - GTVT miền Trung, con đường này kể từ khi đưa vào sử dụng (năm 2001) đến nay đã xuống cấp trầm trọng, nền mặt đường trên toàn tuyến bị lún từ 0,5 - 1,1m so với thiết kế ban đầu. Phân viện Khoa học và Công nghệ GTVT miền Trung dự báo con đường này sẽ còn tiếp tục lún trong thời gian từ 68 - 72 năm nữa nếu không có biện pháp khắc phục.

Trao đổi với TS Vũ Xuân Hòa (Đại học Bách khoaTP.HCM) cho rằng các phương án mà CC1 đề xuấtkhông thể hiện rõ hiện trạng của đường NguyễnHữu Cảnh. Bởi nếu phương án 1 chứng tỏ “bệnhtrạng” của đường Nguyễn Hữu Cảnh quá nặng (phảixử lý cọc đất gia cố xi măng trên toàn tuyến),thì phương án 3 lại cho thấy “bệnh” của conđường này quá nhẹ (không cần xử lý gì cả mà chỉbù lún). Theo TS Hòa, nên khảo sát kỹ để xácđịnh hiện trạng và dự báo khả năng lún trênđường Nguyễn Hữu Cảnh, từ đó đưa ra những phươngán sửa chữa xoay quanh dự báo này, chứ không nênmỗi giải pháp là một cực trị khác nhau.

Còn kỹ sư Phan Phùng Sanh -Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM - chorằng với túi bùn sâu đến 30m thì phương án xử lý lún tốt nhất là gia cố nềnđường bằng cọc bê tông cốt thép, nhưng chi phí rất cao. Với phương án cọcđất gia cố xi măng mà CC1 đề xuất thì độ lún mặt đường vẫn còn ở mức 15 - 20cm sau khi xử lý, chưa thật sự an toàn. Tuy nhiên, theo ông Sanh, có xử lýnền đất yếu dù sao vẫn tốt hơn chỉ bù lún như phương án 3. Bởi không thể đơngiản sử dụng phương án bù lún trong trường hợp không kiểm soát nổi lún vàcũng không biết đến bao giờ mới hết lún như đường Nguyễn Hữu Cảnh. Nếu cứ đểcông trình lún tự do thì về lâu dài, số tiền bù lún có thể còn cao hơn chiphí xử lý lún triệt để, chưa kể sẽ kéo theo các hệ lụy như hư hỏng kết cấumặt đường và hệ thống thoát nước bên dưới.

Lại lấy tiền của dân!

Sự phân vân trong việc lựachọn các phương án còn nằm ở chỗ lấy kinh phí đâu ra để sửa chữa con đườngnày. Theo đề xuất của CC1, có thể lựa chọn phương án 2 vì giải quyết cơ bảntình trạng lún, mức đầu tư 240 tỉ đồng sẽ lấy từ ngân sách TP.

Tuy nhiên, đề xuất này sẽ khóđược chấp nhận khi mà toàn bộ chi phí sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh thờigian qua đều lấy từ ngân sách và đến nay đã vượt quá số tiền xây lắp ban đầu(chỉ có 142 tỉ đồng). Trong đó, chỉ riêng cầu Văn Thánh 2 có đến 2 lần sửachữa, với tổng kinh phí hơn 115 tỉ đồng. Đó là chưa kể hàng loạt chi phítrong việc bù lún, sửa chữa các hư hỏng trên bề mặt cầu, đường và chi phíbồi thường cho các hộ dân bị lún, nứt nhà do thi công dự án...

Đến nay, ngoài một số cá nhânbị TAND TP.HCM phạt tù vì liên quan đến rút ruột và sự cố lún nứt hầm chuiVăn Thánh 2, thì sai phạm và trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến tìnhtrạng lún nứt đường Nguyễn Hữu Cảnh đều đã được cơ quan chức năng, ban ngànhphân định rõ. Trong đó, Công ty tư vấn thiết kế GTVT phía Nam (tư vấn thiếtkế) phải chịu trách nhiệm chính trong sự cố lún đường, các đường đắp dẫn lêncầu và cầu Văn Thánh 2, do sản phẩm thiết kế không đạt yêu cầu, dự báo mứcđộ lún và thời gian lún không chính xác...

Thêm 100 - 300 tỉ cứu “con đường đau khổ”
Từ khi thông xe vào năm 2001 đến nay, con đường chưa bao giờ thoát khỏi cảnh nhếch nhác - Ảnh: D.Đ.M

Phân viện Khoa học công nghệGTVT phía Nam (tư vấn giám sát) cũng phải chịu trách nhiệm chính đối với sựcố lún nứt, vì không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong giám sát, đồng ýnghiệm thu sản phẩm không đạt chất lượng. Công ty Thanh niên xung phong (chủđầu tư) liên đới chịu trách nhiệm vì không tuân thủ các quy định về quản lýchất lượng công trình. Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 (đơn vịthi công) liên đới chịu trách nhiệm về sự cố lún nứt công trình do đã thicông không đúng quy trình của thiết kế được duyệt và chất lượng bê tông kếtcấu công trình tường chắn thấp hơn yêu cầu của thiết kế. Ở góc độ quản lý,Sở GTVT TP.HCM chưa nghiêm túc chỉ đạo kịp thời biện pháp thi công côngtrình theo ý kiến của UBND TP.

Ngay từ năm 2007, khi nhiều ýkiến phản ứng việc tiếp tục lấy tiền ngân sách sửa chữa hư hỏng cầu VănThánh 2, một lãnh đạo UBND TP.HCM đã khẳng định TP chỉ tạm ứng kinh phí, saukhi xác định trách nhiệm các bên liên quan đến sai phạm tại công trìnhNguyễn Hữu Cảnh thì các đơn vị này sẽ phải hoàn trả lại cho ngân sách. Songthực tế đến nay, việc phân định trách nhiệm của từng đơn vị vẫn bị “treo” vôđịnh, số tiền ngân sách đã chi vẫn chưa biết cách nào “đòi” được.

Luật gia Lê Hiếu Đằng -nguyên Phó chủ tịch UB MTTQ VN TP.HCM - cho rằng việc sửa chữa dứt điểm hưhỏng đường Nguyễn Hữu Cảnh là cần thiết, song không thể tiếp tục lấy tiềnngân sách. Theo ông Đằng, cần quyết liệt phân định trách nhiệm các bên liênquan đối với khoản kinh phí đã và sẽ ứng ra khắc phục những hư hỏng, lún nứtcủa con đường. Không thể cứ xuê xoa, dây dưa trách nhiệm theo kiểu “huề cảlàng” khiến hàng trăm tỉ đồng ngân sách thay vì được đầu tư vào các côngtrình cấp bách, hữu ích cho dân, thì lại trở thành những “món nợ khó đòi”.

Theo Thêm 100 - 300 tỉ cứu “con đường đau khổ”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.