Thông tin CPI tăng cao: Chỉ là cảnh báo?

Bộ Kế hoạch&Đầu tư cho rằng thông tin về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm nay có thể ở mức 89% chỉ là thông tin mang tính cảnh báo, chưa xảy ra trên thực tế.

Tại buổi họp báo tối 1-4-2010do Văn phòng Chính phủ tổ chức, một quan chức Bộ Kế hoạch&Đầu tư cho rằng thôngtin về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm nay có thể ở mức 8-9% chỉ là thông tinmang tính cảnh báo, chưa xảy ra trên thực tế.

Ông hoàn toàn đúng nếu nói về chỉ số CPI của cả năm, tức là chỉ số đó vào ngày31-12-2010 so với một năm trước đó, vì thời điểm đó chưa xảy ra.

Nhưng người ta sống suốt 365 ngàymột năm và quan tâm đến sức mua của đồng tiền, đến giá cả hằng ngày, hằng tuần,hằng tháng chứ không chỉ vào ngày cuối năm. Họ cũng chẳng mấy quan tâm đến cáccon số thống kê rắm rối.

Để phân tích chúng ta cần đếnnhững con số thống kê

Tháng 9, mùa thu năm ngoái

Tăng lượng tiền lưu thông trongnền kinh tế là một nguyên nhân chính của tăng chỉ số giá tiêu dùng. Mức tăng tíndụng có thể được dùng như một chỉ báo của mức tăng lượng tiền trong nền kinh tế.

Thông tin CPI tăng cao: Chỉ là cảnh báo?

Tăng lượng tiền lưu thông là một nguyên nhân chính của tăng CPI  (Ảnh minh họa).

Gói kích thích kinh tếbắt đầu từ đầu năm 2009 và tốc độ tăng tín dụng đã gia tăng nhanh (từmức tăng khoảng 25% vào tháng 3-2009 lên gần 50% vào cuối năm) và tốc độtăng tín dụng chỉ chậm lại khi gói bù lãi suất hết hiệu lực (tháng12-2009, tháng 1-2010, xem hàng cuối của bảng dưới).

Chỉ số CPI của Việt Nam hằngtháng (so với cùng kỳ năm trước) theo Tổng cục Thống kê, và tốc độ gia tăng tíndụng hằng tháng so với tháng trước theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, diễn biếnnhư bảng biểu.

Tác động lạm phát của gia tăngtín dụng, theo một chuyên gia, có độ trễ từ 5 đến 7 tháng. Tín dụng tăng nhanhtừ tháng 2-2007 (ở mức khoảng 27% so với năm trước) lên mức khoảng 57% vào tháng12-2007 và giữ nguyên mức đó cho đến tháng 4-2008. Sau đó, do chính sách siếtchặt tiền tệ, tăng trưởng tín dụng giảm mạnh xuống mức 27-28% vào cuối năm 2008đầu 2009, rồi lại gia tăng mạnh từ mức khoảng 24% vào tháng 3-2009 lên gần 50%vào cuối năm 2009.

Thông tin CPI tăng cao: Chỉ là cảnh báo?

Tốc độ tăng tín dụng hằngtháng (so với tháng trước) có thể thấy ở dòng cuối của bảng trên. Với độtrễ 5-7 tháng, biến động tăng trưởng tín dụng tương quan mạnh với biếnđộng lạm phát (CPI tăng nhanh từ cuối 2007 lên đỉnh gần 30% vào tháng8-2008, rồi giảm liên tục cho đến tháng 8-2009, và lại tiếp tục tăng từđó đến nay. Phần từ tháng 1-2009 đến nay có thể thấy ở hàng 3 bảngtrên).

Từ bảng trên, có thể thấy chỉ sốCPI (so với cùng kỳ năm trước) giảm nhanh do khủng hoảng kinh tế và do chínhsách thắt chặt tài chính tiền tệ của Chính phủ. Thế nhưng, nó lại bắt đầu tăngtừ tháng 9-2009.

Nhiều người, trong đó có ngườiviết bài này, lúc đó, cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng nhanh trở lại do tác độngcủa gói kích thích kinh tế và sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Chính phủcũng nhận ra nguy cơ ấy cùng những bất ổn kinh tế vĩ mô khác kéo dài nhiều nămtrời và đã đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và chống lạm phát lên hàng đầu.

Dự báo hay đã hiện hữu?

Diễn biến của lạm phát từ tháng9-2009 đến tháng 3-2010 chứng tỏ những cảnh báo như vậy không những có cơ sở màđáng tiếc đã xảy ra.

Như thế, từ tháng 2-2010, mức lạmphát đã vượt con số 8-9% mà quan chức nhắc đến và hoàn toàn không chỉ là thôngtin cảnh báo, chưa xảy ra trong thực tế như khẳng định.

Các bà nội trợ, các doanh nghiệpvà người tiêu dùng nói chung có thể cảm nhận được lạm phát hằng ngày. Họ chẳngcần ai cảnh báo, họ biết rõ hơn các nhà thống kê vì nó đụng đến túi tiền, đếncái ăn, cái mặc và thu nhập của họ.

Nếu tương quan giữa tăng trưởngtín dụng và CPI vẫn có hiệu lực, có thể thấy, lạm phát sẽ còn tăng đều đều ítnhất cho đến tháng 6-2010. Đấy là chưa nói đến tác động tăng giá các mặt hàngtrên thị trường thế giới.

Nói cách khác, theo suy luận nhưtrên, rất có khả năng lạm phát trong các tháng của quý 2 năm nay tiếp tục tăngvà có thể cả sáu tháng cuối năm nữa nếu không có các biện pháp chống lạm phátquyết liệt.

Lưu ý rằng lạm phát ở mức 5% đãđược coi là cao, cho nên có thể thấy “CPI tăng cao” không chỉ là “thông tin mangtính cảnh báo” mà là một thực tế.

May là Chính phủ đã nhận ra thựctế và nguy cơ này, về lạm phát cũng như về các bất ổn kinh tế vĩ mô khác (thâmhụt cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách, hiệu quả đầu tư thấp, v.v), và đãbàn nhiều về vấn đề này trong phiên họp thường kỳ tháng 3 họp từ 30-3 đến 1-4vừa qua và đưa ra nhiều biện pháp để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,kiên quyết chống lạm phát.

 Theo Nguyễn Quang A
Thông tin CPI tăng cao: Chỉ là cảnh báo?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.