Thuế giảm, hàng xuất dễ hơn

Nhật, Trung Quốc, Nga... là những thị trường xuất khẩu dự báo tạo sự đột phátrong năm 2010 đối với nhiều doanh nghiệp VN. Trong đó, nhiều mặt hàng dự kiếnkim ngạch xuất khẩu tăng 510%.

Nhật, Trung Quốc, Nga... là những thị trườngxuất khẩu dự báo tạo sự đột phá trong năm 2010 đối với nhiều doanh nghiệpVN. Trong đó, nhiều mặt hàng dự kiến kim ngạch xuất khẩu tăng 5-10%.

Theo nhiều doanh nghiệp, cơ hội lớn nhất của các thị trường trên chính là việcgiảm thuế và mở cửa thị trường nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng từ VN.

Rau quả sẽ được mùa

Có mặt tại Công ty chế biến trái cây Yasaka (Bình Dương) vào những ngày cuốicùng của năm 2009, chúng tôi mới cảm nhận được không khí khẩn trương, tất bậthiện trên từng khuôn mặt công nhân khi họ chuẩn bị những lô hàng thanh long đểxuất sang Nhật Bản.

Ông Nguyễn Hồng Hưng, phó giám đốc công ty, cho biết sau ba tháng cuối của năm2009 tích cực triển khai chiến dịch quảng cáo và giới thiệu sản phẩm tại thịtrường Nhật, hiện đã có nhiều người tiêu dùng của xứ sở mặt trời mọc biết đếnloại trái cây thơm ngon này của VN.

“Người tiêu dùng Nhật khá e dè với các loại trái cây mới, nhưng khi đã quen rồithì họ tiêu thụ rất nhiều”, ông Hưng cho hay. Hiện nay, ngoài số lượng thanhlong xuất 1-2 tấn/ngày sang thị trường Nhật, Công ty Yasaka cũng đang khẩntrương mở rộng vùng sản xuất và nhập khẩu thêm dây chuyền xử lý trái cây để đưamặt hàng sang thị trường Đài Loan và Hàn Quốc.

Thuế giảm, hàng xuất dễ hơn

Nhiều mặt hàng chế biến hoa quả của Vinamit đang kỳ vọng xuất khẩu vào thị trường Nhật (Ảnh: T.Đạm)

Cơ hội cũng đang mở ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây sang thị trườngTrung Quốc, khi hàng ngàn dòng thuế được cắt giảm từ đầu năm 2010 theocam kết Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA).

Ông Nguyễn Thanh Bình, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Trường Thịnh(Lạng Sơn), cho biết nhiều loại rau quả được giảm thuế sẽ tăng sức cạnh tranhcho hàng VN ở thị trường rộng lớn này, do Trung Quốc luôn có nhu cầu rất lớn vềhàng nông sản VN ở tất cả chủng loại sản phẩm.

Tương tự, ông Đinh Văn Hương, chủ tịch Hiệp hội Rau quả VN (Vinafruits), nhậnxét thời gian gần đây Nga đã vươn lên mạnh mẽ để trở thành “top 5” nhập khẩu rauquả của VN với các sản phẩm chủ lực là dứa, dưa chuột và cà chua chế biến. “Thịtrường này còn nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác trong năm 2010.Chưa kể khu vực Trung Đông sẽ có nhu cầu đặt hàng trở lại sau một thời gian sụtgiảm”, ông Hương nói.

Con tôm kéo ngành thủy sản?

Rau quả sẽ đạt 460 triệu USD

Với những cú hích từ việc giảm thuế nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc và sự vươn lên mạnh mẽ từ Nga, ông Đinh Văn Hương tự tin năm 2010 ngành rau quả VN sẽ tăng trưởng 5-6% so với năm 2009, đạt ít nhất 450-460 triệu USD.

Con tôm tiếp tục được kỳ vọng làm nên chuyện trongnăm 2010 khi trở thành mặt hàng thủy sản duy nhất tăng trưởng trong năm vừa qua.Thành công của tôm xuất khẩu có sự đóng góp không nhỏ của các thị trường mới nhưHàn Quốc, Trung Quốc, Úc... khi doanh số chiếm gần 20% thị phần xuất khẩu.

Theo ông Lê Văn Quang, tổng giám đốc Công ty CP thủy hải sản Minh Phú, Hàn Quốcsau thời gian chủ yếu nhập tôm từ Thái Lan đã chuyển dần sang nhập tôm từ VN vìchất lượng tốt và giá cả cạnh tranh. Ngay cả Trung Quốc, từ một nước xuất khẩutôm hiện đang trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn, kể cả nhập khẩu từ VN.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), tôm sú vẫn là mặt hàngchủ lực, chiếm trên 75% giá trị xuất khẩu. Đặc biệt, tôm thẻ chân trắng ngàycàng chiếm tỉ trọng cao do giá thành thấp và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng,nên dự kiến trong năm 2010 xuất khẩu tôm chân trắng sẽ đạt mức 500 triệu USD,tăng khoảng 200 triệu USD so với năm ngoái, sản lượng đạt khoảng 150.000 tấn.

Đầu tư vào dệt may

"Hiện xuất hiện làn sóng chuyển dịch đầu tư của Nhật từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó có VN. Nếu chúng ta chứng minh khả năng cạnh tranh tốt hơn Indonesia và Thái Lan, chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội cho chúng ta khai thác"

Ông Lê Quốc Ân

Tại Công ty cổ phần May Sài Gòn 3, nhiều công nhân đang tất bật khi đơn hàngphải giao trong tháng 1-2010 lên đến 550.000 sản phẩm quần tây xuất khẩu sangNhật, trị giá khoảng 4,4 triệu USD. Ông Phạm Xuân Hồng, chủ tịch HĐQT công ty,cho biết nếu tính tổng giá trị đơn hàng công ty đã ký được cho quý 1-2001, đãnắm chắc kim ngạch xuất khẩu gần 10 triệu USD, tăng ít nhất 10% so với quý1-2009.

Tiếp tục đầu tư vào thị trường Nhật với cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hiện chiếm60-65%, ông Hồng tin rằng với chiến lược chọn sản xuất phân khúc sản phẩm có mứcgiá trung bình khá, “nhiều cơ hội đang mở ra cho công ty hơn bao giờ hết, khihàng loạt thông tin chúng tôi nhận được cho thấy đây cũng sẽ là xu hướng chủ đạomà các nhà đặt hàng từ Nhật yêu cầu”.

Theo ông Lê Quốc Ân, chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN (Vitas), năm 2010 tiếp tục lànăm ngành dệt may được kỳ vọng sẽ mang về kim ngạch xuất khẩu lớn cho đất nướckhi đã được Chính phủ giao chỉ tiêu 10,5 tỉ USD. “Chúng tôi tin sẽ đạt được kếhoạch này vì đã có rất nhiều doanh nghiệp có được đơn hàng đến tận quý 2-2010” -ông Ân phấn khởi. Ngoài hai thị trường truyền thống Mỹ và EU, việc dệt may đặtmục tiêu tăng trưởng vào các thị trường tiềm năng, đặc biệt là Nhật, khá hợp lý.

Theo ước tính của ông Ân, khả năng dệt may sẽ thu về được kim ngạch khoảng 1,5tỉ USD trong năm 2010 là hiện thực, do tận dụng được ưu thế của Hiệp định đốitác kinh tế Việt - Nhật. Làm được điều này, VN sẽ chỉ còn xếp sau Trung Quốc vềquốc gia có hàng dệt may xuất nhiều nhất vào thị trường Nhật, đồng thời tăng thịphần chiếm lĩnh lên mức 4% thay vì mức 3% như hiện nay.

Theo Trần Vũ Nghi - Trần Mạnh
Thuế giảm, hàng xuất dễ hơn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.