Tín dụng bắt đầu tăng trưởng mạnh

Tăng trưởng tín dụng của hệthống ngân hàng tháng 2 vừa qua tăng 1,14%, cao nhất trong vòng 3 tháng qua. Xuhướng này dự báo sẽ mạnh lên từ tháng 3.

Tăng trưởng tín dụng của hệthống ngân hàng tháng 2 vừa qua tăng 1,14%, cao nhất trong vòng 3 tháng qua. Xuhướng này dự báo sẽ mạnh lên từ tháng 3.

Ngày 3/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tài liệu và những dữ liệu khá chi tiết liênquan đến việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, tình hình hoạt động của các ngânhàng thương mại trong hai tháng đầu năm 2010.

Điểm đáng chú ý là thông tin công bố cho thấy tăng trưởng tín dụng trong tháng 2đã bắt đầu tăng trở lại, đạt 1,14%, trong khi tháng 1 chỉ tăng 0,26%, tháng12/2009 chỉ tăng 0,72% (trước đó, số liệu Ngân hàng Nhà nước ước tính tăngtrưởng tín dụng trong tháng 1/2010 ở khoảng 1%).

Diễn biến tăng trưởng tín dụng những năm gần đây cho thấy, thường hai tháng đầunăm có mức tăng thấp hơn so với các tháng còn lại. Đây cũng là thời điểm chuyểngiao các kế hoạch kinh doanh với các chỉ tiêu cho năm mới của ngân hàng và doanhnghiệp, cũng như có ảnh hưởng từ các kỳ nghỉ lễ khá dài.

Trong hai tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng tính chung ước tăng 1,4%; haitháng cùng kỳ năm 2009 cũng chỉ tăng 1,82%; cá biệt trong năm 2006 là mức giảm1,45%. Trong năm 2009, tăng trưởng tín dụng bắt đầu tăng mạnh từ tháng 3 và duytrì ở mức cao trong quý 2. Năm nay, dự báo đà tăng cũng sẽ bắt đầu mạnh hơn từtháng 3 này.

Tín dụng bắt đầu tăng trưởng mạnh

Hai tháng đầu năm 2010, lượng tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng đã tăng 5,57%

Cơ sở cho dự báo trên là thanhkhoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện. Nếu trước Tết Nguyên đán, vốnkhả dụng dư thừa của hệ thống ở khoảng 13.000 tỷ đồng, thì hiện đã có khoảng30.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, khi Ngân hàng Nhà nước chính thức cho vay trung vàdài hạn theo cơ chế thỏa thuận, ngân hàng và doanh nghiệp, người vay vốn có điềukiện thuận lợi hơn để gặp nhau, khơi thông nhanh hơn nguồn vốn cho sản xuất kinhdoanh và tiêu dùng.

Thông tin khác được chú ý trong ngày 3/3 là nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽtiếp tục xem xét để có thể mở rộng cơ chế lãi suất thỏa thuận khi cho vay cáckhoản ngắn hạn…

Cũng theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, nguồn vốn huy động của hệ thống ngânhàng trong hai tháng đầu năm 2010 đã giảm 0,17%. Điều này được nhà điều hànhgiải thích là có từ sự sụt giảm mạnh của lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế(giảm 5,94%), do các doanh nghiệp tập trung tăng đầu tư từ đầu năm. Điều nàycũng thường thấy ở những tháng đầu năm trước đây. Bù lại, lượng tiền gửi của dâncư trong tháng 1 và 2 vừa qua đã tăng mạnh trở lại (tăng 5,57%).

Một nguồn vốn bổ sung khác cho các tổ chức tín dụng đầu năm đáng kể là từ quyếtđịnh giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống còn 4% đối với kỳhạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng.

Điều chỉnh nàyđã làm tăng nguồn vốn để cho vay khoảng 500 triệu USD (tương đương với khoảng9.000 tỷ đồng) cho các tổ chức tín dụng, giúp giảm chi phí huy động vốn khoảng0,1% và tác động ổn định tỷ giá.

Liên quan đến chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chobiết, cuối năm 2009 tỷ lệ nợ xấu là 2,03%, đến tháng 2/2010 ở khoảng 2,09%.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước xác định sẽ điều hành linh hoạt và theonguyên tắc thị trường công cụ nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, hoán đổingoại tệ, công cụ dự trữ bắt buộc; điều chỉnh linh hoạt và thận trọng lãi suấtcơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, kết hợp với kiểm soát tíndụng theo mục tiêu.

Năm 2010, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng sẽ ở khoảng 25%. Năm2009 tăng trưởng tín dụng là 37,73%.

Theo Minh Đức
Tín dụng bắt đầu tăng trưởng mạnh



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.