Trần lãi suất để lâu sẽ rối

Hôm qua, thị trường chứngkhoán lại nháo nhào về tin Ngân hàng (NH) Nhà nước sẽ giảm lãi suất cơ bản.

Hôm qua, thị trường chứngkhoán lại nháo nhào về tin Ngân hàng (NH) Nhà nước sẽ giảm lãi suất cơ bản.Chiều 20-1, Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nói đó là tin đồn nhảm. Trướcđó, có lúc thị trường đã đỏ sàn về tin đồn sẽ tăng lãi suất cơ bản.

>>
>>
>>
>>
>>

Lãi suất cơ bản rất nhạy cảm,liên quan đến nới/thắt tiền tệ, tác động lớn đến nền kinh tế, trong đó có thịtrường chứng khoán. Do phải ổn định kinh tế vĩ mô, NH Nhà nước duy trì lãi suấtcơ bản ở mức 8%/năm, tránh tăng/giảm dẫn đến thị trường hiểu nhầm là thắt/nớitiền tệ. Nhưng việc này đang dẫn đến nguy cơ ách tắc dòng vốn tại NH, vì trầnlãi suất cho vay đang bị neo chặt vào lãi suất cơ bản.

Đang tồn tại thực tế NH khó mởrộng tín dụng vì trần lãi suất cho vay không đủ bù đắp khoản lãi đã trả ngườigửi tiền và chi phí hoạt động của NH. Vì thế, việc cho NH thu thêm phí là lối ratạm thời để tiếp tục ổn định lãi suất cơ bản, tạo điều kiện để NH mở rộng chovay.

Thế nhưng không thể kéo dài tìnhtrạng thu phí ngoài lãi suất. Nếu tiếp tục cột lãi suất cho vay vào lãi suất cơbản, sẽ dẫn đến tình trạng nguồn vốn của xã hội bị phân tán, không tập trung vàonhững mục tiêu phát triển. Sẽ không hợp lý khi doanh nghiệp vay để nhập khẩu ôtôcũng được hưởng mức lãi suất 12%/năm như doanh nghiệp vay làm hàng xuất khẩu.Nếu được quyết định lãi suất, NH sẽ dành lãi suất 10%/năm cho doanh nghiệp sảnxuất hàng xuất khẩu và lãi suất 15%/năm cho doanh nghiệp nhập khẩu.

NH không còn được quyết định lãisuất sau khi NH Nhà nước tái lập điều hành theo lãi suất cơ bản. Quyết định ápdụng trở lại trần lãi suất cho vay thay vì được thỏa thuận lãi suất ở thời điểmgiữa năm 2008 là đúng đắn. Khi đó lạm phát cao, dù đã khống chế nhưng có lúc lãisuất vay vốn tăng lên trên 21%/năm, vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp vànền kinh tế. Sau đó, NH Nhà nước đã dùng lãi suất cơ bản và trần lãi suất đểgiảm dần lãi suất cho vay, thấp nhất chỉ còn 10,5%/năm.

Nhưng nay lạm phát cao không cònnữa, trần lãi suất cho vay về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ. Đã đến lúc phảitính toán, có lộ trình để trả lại thị trường quyền quyết định lãi suất cho vaytùy theo cung - cầu.

Thật ra, ngay từ cuối năm 2008Chính phủ cũng đã cho phép NH được áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận đối vớinhững dự án có hiệu quả. Tuy nhiên, sau đó khi hướng dẫn thực hiện, NH Nhà nướcchỉ cho thực hiện đối với trường hợp vay vốn nhằm mục đích tiêu dùng. Có thểhiểu ở thời điểm đó doanh nghiệp còn khó khăn nên NH Nhà nước chưa an tâm khi mởrộng cho vay theo lãi suất thỏa thuận ra các dự án sản xuất kinh doanh có hiệuquả.

Nhưng khi mà việc bỏ trần lãisuất cho vay còn phụ thuộc vào việc sửa Luật NH Nhà nước thì cùng với việc chothu phí, NH Nhà nước có thể cho phép NH mở rộng danh mục các đối tượng được ápdụng lãi suất thỏa thuận. Chỉ có thế dòng vốn mới lưu thông thay vì ách tắc ởNH.

Theo T.Tu
Trần lãi suất để lâu sẽ rối



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.