Trung Quốc: Đã qua thời công nhân giá rẻ

Trong khi các công ty xuất khẩu Trung Quốc đang tìmlại được thị trường sau cuộc khủng hoảng kinh tế thì họ lại đang đối mặt với sựthiếu hụt lao động nghiêm trọng, có thể đe doạ tiến trình hồi phục kinh tế đangdiễn ra.

Trong khi các công ty xuấtkhẩu Trung Quốc đang tìm lại được thị trường sau cuộc khủng hoảng kinh tế thì họlại đang đối mặt với sự thiếu hụt lao động nghiêm trọng, có thể đe doạ tiếntrình hồi phục kinh tế đang diễn ra.

Trung Quốc vừa thông báo kimngạch xuất khẩu trong tháng 2.2010 tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ vàolượng đơn đặt hàng từ Mỹ và các thị trường phương Tây khác đã tăng trở lại saucuộc khủng hoảng tài chính năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong banăm qua và là sự tăng trưởng liên tục trong ba tháng qua. Trong tổng số đơn đặthàng, Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật chiếm gần 50%.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng này cóthể bị ảnh hưởng mạnh trong thời gian tới nếu tình trạng thiếu hụt lao động hiệnnay không sớm được cải thiện.

Quảng Đông thiếu 900.000 côngnhân

Huada Electrical Appliances đangcó rất nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài, nhưng công ty truyền hình và máy tínhnày hiện chỉ có 1/5 trong số 300 công nhân mà họ cần cho dây chuyền lắp ráp đểthực hiện xong những đơn hàng đó vào cuối tháng 6 năm nay.

Ông Wu, một giám đốc của công ty,nói với AFP: “Chúng tôi lo đến bạc cả tóc. Nếu chúng tôi không giao hàng đúnghạn thì chắc chắn sẽ mất uy tín đối với khách hàng. Họ sẽ chọn nhà cung cấp khácvà chúng tôi sẽ lỗ nặng”. Ông cho biết công ty đang tuyển lao động bằng mọi cách- từ các trung tâm giới thiệu việc làm đến các chợ thực phẩm và cả trên… vỉa hè.

Trung Quốc: Đã qua thời công nhân giá rẻ

Một công nhân nhập cư làm việc cho một xưởng sản xuất quần áo bơi ở Đông Quản, tỉnh Quảng Đông. Các hãng xưởng ở Quảng Đông cần hơn 900.000 nhân công nữa trong thời gian tới, nhưng vẫn chưa tìm ra người (Ảnh: Reuters)

Huada chỉ là một trong hàng ngàn công ty thuộcvành đai xuất khẩu ở miền duyên hải Trung Quốcđang đối mặt với tình trạng thiếu công nhânnghiêm trọng.

Ông Ren Jianjun, một quan chứccủa sở Lao động tỉnh Chiết Giang, ở miền Đông Trung Quốc, nơi Huada đặt trụ sở,cho biết tỉnh này đang trải qua sự thiếu hụt lao động nặng nề nhất kể từ năm2003. Hiện nay tỷ lệ người đăng ký xin việc chỉ chiếm khoảng 1/4 so với nhu cầucủa tỉnh. Theo số liệu của Chính phủ Trung Quốc, tính đến cuối tháng 2 vừa qua,các nhà máy ở tỉnh Quảng Đông, trung tâm công nghiệp lớn ở miền Nam nước này,thiếu đến 900.000 công nhân.

Các chuyên gia cho rằng có nhiềunguyên nhân cho sự thiếu hụt nhân công ở miền duyên hải này, từ việc các khu vựcnội địa có những cơ hội việc làm “ngon lành” hơn và chi phí sinh hoạt thấp hơn,cho đến việc công nhân nhập cư không được hưởng các dịch vụ xã hội khi họ từ bỏmiền quê để nhập cư vào các thành phố lớn.

Ông Geoffrey Crothall, phát ngônviên tập san Lao động Trung Quốc, có trụ sở ở Hong Kong, nhận xét: “Công nhântrẻ ngày nay không còn sẵn sàng chấp nhận những điều kiện làm việc khắc nghiệtmà cha mẹ họ từng chịu đựng trước kia”.

Tăng lương tối thiểu để thuhút công nhân

Một số nhà quan sát nói rằng sựthiếu hụt lao động chỉ diễn ra trong những ngành công nghiệp cần nhiều lao độngvà do sự biến động lao động sau tết, vì số lao động thặng dư ở các vùng nôngthôn hiện vẫn rất lớn, lên đến 100 triệu người. Nhưng các quan chức và nhà tuyểndụng ở các khu vực xuất khẩu lớn - được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” -đang lo lắng vì chưa thấy có cơ may để thay đổi tình hình.

Để thu hút lao động, các quanchức lao động ở tỉnh Quảng Đông đã thúc giục các công ty tăng lương và cải thiệncác điều kiện làm việc và sinh hoạt cho công nhân.

Từ đầu năm đến nay, lương tối thiểu ở tỉnh GiangTô, cũng ở miền Đông Trung Quốc, đã tăng 13%.Tại Đông Quản, một thành phố của tỉnh Quảng Đông,nổi tiếng về sản xuất đồ chơi và hàng điện tửxuất khẩu, lương bình quân của công nhân lắp rápđã tăng 25% lên đến 1.500 nhân dân tệ (220 USD),so với 2008. Một số công ty thậm chí mở các quáncàphê internet, phòng bóng bàn và cả sân bóng rổngay trong khuôn viên công ty để phục vụ côngnhân.

Tuy nhiên, ông Crothall nói rằnglương tối thiểu cao hơn và các tiện nghi nhiều hơn vẫn chưa đủ để thay đổi tìnhhình. Ông nói: “Thậm chí mức lương 2.000 nhân dân tệ/tháng cũng sẽ chẳng thấmtháp gì đối với công nhân ở những nơi như Thượng Hải và Thẩm Quyến”.

Theo Trúc Thịnh
Trung Quốc: Đã qua thời công nhân giá rẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.