TƯ cấp vốn không đồng bộ, tỉnh “cọc cạch” đầu tư

“Chúng ta cứ nói là tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động và thuyết phục, nhưng đồng bào đợi mãi không thấy vốn vào để xây nhà, tạo công ăn việc làm, thì 3 – 4 năm sau đồng bào cũng sẽ bỏ đi”

“Chúng ta cứ nói là tăngcường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động và thuyết phục, nhưng đồng bàođợi mãi không thấy vốn vào để xây nhà, tạo công ăn việc làm, thì 3 – 4 nămsau đồng bào cũng sẽ bỏ đi”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hà Hùng nêu lên thực trạng về việc thiếu vốn vàvốn chậm đến tay đồng bào dân tộc thiểu số tại “Hội nghị giải trình thựchiện chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho vùng đồngbào dân tộc thiểu số” diễn ra sáng 8/9 tại Hà Nội.

Mới đáp ứng được 19% nhu cầu vốn của năm!


Theo ông Hùng, Quyết định 33 là khung chính sách về tái định cư đối với đồngbào dân tộc thiểu số nhưng lại chưa có một nội dung nào về quyết định vốn.Đến nay, duy nhất có chính sách 134 vừa là quyết định kế họach vừa là quyếtđịnh vốn cho từng năm một.
 

TƯ cấp vốn không đồng bộ, tỉnh “cọc cạch” đầu tư

Phải ổn định sản xuất mới mong bà con tái định cư

Theo đó, năm 2010 là 1300 tỷđồng, nhưng đến nay mới cấp 260 tỷ, đáp ứng được 19% nhu cầu về vốn. “Vớitiến độ cấp vốn thế này thì đến năm 2012 cũng không có giải pháp nào giảiquyết được vấn du canh du cư của đồng bào”, ông Hùng khẳng định.

Không chỉ thiếu vốn và chậm tiến độ, việc cấp vốn hiện nay còn đang vấp phảisự chồng chéo giữa các Bộ, dẫn đến hệ quả là nguồn vốn đến tay các địaphương không đồng bộ, gây khó khăn cho việc xây dựng các vùng tái định cư.

Hiện nay có 2 loại vốn, mộtlà vốn đầu tư và xây dựng hạ tầng do Bộ KHĐT cấp, hai là vốn sự nghiệp (vốnhỗ trợ sản xuất, sinh họat, học hành, y tế, khuyến nông khuyến lâm) thì lạido Bộ Tài chính cấp. Vì vậy, nếu hai nguồn vốn này khi cấp về tỉnh khôngđồng bộ thì dẫn đến sự “cọc cạch” trong đầu tư.

"Bộ KHĐT cấp nhiều vốn đầu tư quá mà đồng bào không có cơm ăn, áo mặc, việclàm thì ở nhà đẹp làm gì. Còn khi Bộ Tài Chính cho đồng bào nhiều đồ  ănthức uống nhưng không có nhà ở, đường xá thì cũng không thể an cư lập nghiệpđược." Ông Hùng đưa ra những mâu thuẫn từ việc cấp vốn "cọc cạch" vừa qua.

Từ đó, ông Hùng đề xuất làtiến độ cấp vốn nên thực hiện theo hình thức “gói gọn”. Tức là xét duyệt cấpcho mỗi địa phương bao nhiêu thì ưu tiên cấp luôn một lần đầu năm, chứ khôngnên chia làm nhiều đợt để địa phương có thể chủ động về vốn.

Vì khi có nguồn vốn trong tay, địa phương sẽ tính toán, phân bổ cho phù hợpvới tình hình địa bàn như chi bao nhiêu cho giải phóng mặt bằng, bao nhiêucho công tác vận động bà con, cho vốn sự nghiệp và đầu tư hạ tầng.

Chỉ có như vậy, các khâu xây dựng điểm tái định cư mới có thể làm dứt điểm,nhanh chóng, không phải làm xong cái này lại phải ngồi chờ nguồn ngân sáchrót xuống thì mới làm tiếp.

Vùng tái định cư: Sinh hoạt đã khó, nói gì đến sản xuất

Tổ chức sản xuất như thế nào, cũng là một yếu tố quan trọng để giữ chân đồngbào dân tộc thiểu số ở lại điểm tái định cư.

Theo ông Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc Hội, cái khóhiện nay là trong tiêu chí về mô hình định canh định cư phải có tối thiểu là400 m2 mặt bằng để ở, nhưng trong quyết định 134 về xử lý đất ở thì chỉ quyđịnh là 200 m2, như vậy là không đảm bảo diện tích mặt bằng cho bà con sinhsống.

Đặc thù của mô hình tái định cư là mỗi hộ gia đình phải có một căn nhà, cóchuồng trại và một mảnh vườn để sinh hoạt nên phải có 400 m2 mới đủ chỗ ravào, sinh hoạt cho bà con.

Ngoài ra, muốn bà con ở lại lâu thì vùng tái định cư phải có đất canh tác. Ởnhững nơi có điều kiện thì còn có thể khai hoang trồng lúa nước, nhưng diễntích ít nhất cũng khoảng nửa ha, và thêm khoảng 1ha đất nương rẫy, rừng cóthể nhiều hơn, tùy điều kiện từng nơi.

Với đặc thù miền núi trung du nước ta, đặc biệt là ở phía Bắc thì đảm bảođược vấn đề này là rất khó. Do vậy, việc nghiên cứu trồng cây gì, nuôi congì tại vùng tái định cư cần được nghiên cứu cụ thể hơn.

Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Minh Quang cũng thừa nhận, cáikhó nhất hiện nay trong tổ chức đời sống là việc tạo công ăn việc làm cho bàcon dân tộc.

Tại những nơi tái định cư, thực tế nhiều diện tích đất xấu, khó phát triểntrồng trọt, thiếu nguồn nước nghiêm trọng, nên sinh hoạt đã khó, nói gì đếnsản xuất.

Ví dụ, cây cao su là cây công nghiệp dài ngày có thể sống được trên đất ởnhững nơi như đồi núi, cao nguyên phía Bắc, nhưng đây lại là cây thích hợpvới vùng thấp, nên khi đưa lên vùng cao lại phải xem xét.

“Nhìn chung, đến nay việc tái định cư xen ghép mới tạm đáp ứng được nhu cầucủa bà con dân tộc thiểu số, còn đa số các dự án định canh định cư tập trungphải mất vài năm nữa, may ra mới ổn định được”, ông Giàng A Chu, Phó Chủtịch Hội đồng dân tộc của Quốc Hội cho biết.

Theo Như Mai
Bee


 
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.