Tỷ giá vẫn chưa hết chuyện

Trước thông tin này, ngày 135, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định: “Sẽ duy trì tỷ giá ổn định, thông tin Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm giá VND 4% so với USD là thất thiệt, không có cơ sở, gây tâm lý hoang mang trên thị trường”

Ba ngày nay, tỷ giá thị trường tự do rục rịchtăng giá và tiếp đó là xuất hiện dự báo cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ phágiá VND thêm 4% trên một hãng tin nước ngoài.

Trước thông tin này, ngày 13/5,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định: “Sẽ duy trì tỷ giá ổn định, thông tinNgân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm giá VND 4% so với USD là thất thiệt, không cócơ sở, gây tâm lý hoang mang trên thị trường”. 

Áp lực nhưng chưa căng

Trước đó, một vài ý kiến cho rằng, thời gian tới, áp lực tỷ giá sẽ căng thẳng vì:lãi suất VND giảm, người dân và tổ chức kinh tế sẽ xoay sang nắm giữ USD nhiềuhơn, hoặc: doanh nghiệp vay ngoại tệ đến kỳ trả nợ phải mua ngoại tệ trả nợ vayngân hàng…

Tuy nhiên, qua trao đổi với các bộ phận kinh doanh ngoại tệ ở một số ngân hàngthương mại, họ cho rằng, áp lực tỷ giá không đến mức căng thẳng như vậy.

Thứ nhất, mặc dù nếu lãi suất VND giảm, sẽ làm tăng giá trị của USD và gây áplực lên tỷ giá mua bán hàng ngày là một nguyên lý nhưng thực tế, lãi suất VND cógiảm thì cũng chỉ 1% - 2%/năm và tác động chủ yếu đến lợi ích những người nắmgiữ VND cũng như khả năng huy động VND của ngân hàng thương mại.

Còn chuyện lãi suất VND giảm có tác động đến tỷ giá hay không, nếu nhìn nhận quamột số yếu tố sau, sẽ phần nào được làm rõ.

Trước hết, lấy ví dụ từ dòng ngoại tệ kiều hối. Năm 2009, dòng kiều hối vào ViệtNam khoảng 6 - 7 tỷ USD nhưng bao nhiêu phần trăm trong đó vận hành trên thịtrường, bao nhiêu phần trăm bị găm giữ trong két sắt của người dân vẫn là một ẩnsố.

Cứ hình dung, đối với nhóm dân cư giàu có thì việc giảm lãi suất VND thực rakhông tác động nhiều đến quyết định “nắm giữ đồng tiền nào”; Và điều ngược lạichỉ xảy ra đối với nhóm có thu nhập trung bình trở xuống do họ muốn tìm kiếm lợinhuận từ chênh lệch lãi suất giữa “đô - đồng” mà thôi.

Tỷ giá vẫn chưa hết chuyện

Nhiều năm nay, bài toán ổn định tỷ giá một cách bền vững chưa bao giờ được giải quyết rốt ráo (Ảnh: Reuters)

Còn ở nhóm tổ chức kinh tế, vớicơ chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ hiện hành chỉ 1%/năm, lãi suất VND giảm thêmvài phần trăm cũng không thay đổi hành vi găm giữ hay bán cho ngân hàng. Bởi,nếu giữ lại, họ sẽ bị mất lợi tức 1%/năm, mất chi phí cơ hội quay vòng vốn, dođó, bán hoặc gửi vào ngân hàng có lẽ là lựa chọn tối ưu.

Thứ hai, áp lực tỷ giá hậu chu kỳ vay ngoại tệ (3 - 6 tháng), doanh nghiệp phảimua ngoại tệ để trả nợ vay là hoàn toàn có cơ sở nhưng cũng phải xem xét vấn đềnày với một thái độ khách quan, thận trọng.

Mặc dù gần đây, nhiều cảnh báo gióng lên rằng, tổng huy động tiền gửi ngoại tệthấp hơn nhiều so với tổng cho vay nhưng đó là con số của mấy tháng đầu năm,chưa bao gồm cân đối của cả năm 2008 và 2009.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhànước, trong hai năm qua, tổng lượng ngoại tệ huy động trong hệ thống khá dồi dàovà con số này đến nay ước 20 tỷ USD, trong khi tổng cho vay ra khoảng 14 - 15 tỷUSD. Với tốc độ cho vay tăng 3%/tháng, tính chung cả hệ thống, mỗi tháng chỉtăng khoảng 500 triệu USD. 

Thực tế, nếu lấy 20 tỷ USD nói trên, trừ đi tỷ lệ dự trữ bắt buộc và một vàikhoản khác thì phần còn lại vẫn dư sức cân đối giữa tổng Nợ và tổng Có; từ đó cóthể khẳng định trong ngắn hạn, trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống không phải ởmức 0 hoặc âm đến mức phải báo động.  

Nên hành xử thế nào?

Nhiều năm nay, bài toán ổn định tỷ giá một cách bền vững chưa bao giờ được giảiquyết rốt ráo. Ngay cả từ đầu năm đến nay, được coi là thời điểm rất thành côngcủa Ngân hàng Nhà nước trong việc ổn định thị trường ngoại hối thì vẫn còn đónhững tiềm ẩn hoặc ứng xử chưa “ổn” của Ngân hàng Nhà nước.

Trước hết là câu chuyện minh bạch những con số liên quan đến dự trữ ngoại hối.Một vị “có máu mặt” trong “làng” tài chính ngân hàng cho rằng, tài khoản ròngcủa cán cân thanh toán tổng thể đang phản ánh sự thâm hụt mấy tỷ USD và trongđiều kiện dự trữ ngoại hối đã mỏng đi thì khả năng can thiệp của Ngân hàng Nhànước khó giữ được ổn định tỷ giá.

Trước con số này, cán bộ phân tích đầu tư một ngân hàng cho rằng, nhiều năm nay,chưa bao giờ cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam ở trạng thái dương.

Ông LêXuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng thừa nhận làtình trạng này “không xấu hơn các năm trước”. Hay nói cách khác, mất cân đốitrên tài khoản thanh toán tổng thể là chuyện quá đỗi bình thường ở Việt Nam. Hơnnữa, có một đặc điểm là cán cân thương mại luôn âm nhưng cán cân vốn luôn thặngdư và hai cán cân này được bù trừ cho nhau; dẫu rằng sự bù trừ đó không phải lúcnào cũng mang lại kết quả như mong đợi.

Gần đây, Ngân hàng Nhà nước không công bố con số dự trữ ngoại hối nên người thì“bói” ra con số 16 tỷ USD, người thì “chắc như đinh đóng cột” 17 tỷ USD. Baonhiêu thì chỉ có Ngân hàng Nhà nước biết, nhưng có một điều không thể phủ nhậnlà hiện tại, dự trữ ngoại hối đang được bổ sung hơn 1 tỷ USD mà cơ quan này mualại từ các ngân hàng thương mại cộng với nguồn từ phát hành trái phiếu quốc tếvà các nguồn khác. 

Vậy thì, nếu con số dự trữ ngoại hối buộc phải bí mật thì đành vậy, nhưng tạisao Ngân hàng Nhà nước không công bố sớm con số bổ sung hơn 1 tỷ USD nói trên,mà phải đợi đến khi có đồn đoán mới công bố?

Cũng liên quan đến chuyện Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ vào, có ý kiến phànnàn rằng, khi tỷ giá đi xuống, Ngân hàng Nhà nước mua nhưng lại chọn phương án…“muamà không nói gì”! Mãi một thời gian sau, nhiều ngân hàng thương mại mới biếtNgân hàng Nhà nước mua nên lỡ cơ hội được bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước vìkhông được hướng dẫn mua, bán cụ thể ra sao.

Bên cạnh đó, cơ chế can thiệp bình ổn thị trường ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nướchiện nay vẫn còn bất cập. Chẳng hạn, công văn số 9430/NHNN - QLNH về việc ổnđịnh thị trường ngoại hối ngày 30/11/2009 quy định, chỉ có những tổ chức tíndụng có trạng thái ngoại tệ âm 5% trở xuống thì mới được Ngân hàng Nhà nước bánngoại tệ hỗ trợ ưu tiên những mặt hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất.

Vậy là nhữngngân hàng có trạng thái ngoại tệ bằng 0, muốn được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợđành dùng thủ thuật tìm doanh nghiệp bán ngoại tệ cho họ để trạng thái ngoại tệ“âm 5%” bằng được mới thôi.

Hay như, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có hướng dẫn ngân hàng thương mại cho vay,bán ngoại tệ cho doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thiết yếu nhưng đến nay, kháiniệm thế nào là “hàng hóa thiết yếu”, chúng gồm những hàng hóa gì, vẫn chưa đượcNgân hàng Nhà nước và Bộ Công thương làm rõ. Vì thế, khi triển khai, nhiều ngânhàng rất lúng túng và có tình trạng, ngân hàng nào làm nghiêm thì thiệt, ngânhàng nào chịu khó… “lách” thì được lợi.

Theo Nguyễn Hoài
Tỷ giá vẫn chưa hết chuyện



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.