Vải lậu lại ồ ạt về

Song song với việc triển khai hoạt động kiểm nghiệm chất lượng vải tại các cảng, lực lượng quản lý thị trường cũng ráo riết bắt giữ các lô vải nhập lậu. Tuy nhiên, sau khi bắt giữ, hàng hóa vi phạm lại được bán ra thị trường mà không được kiểm soát về chất lượng.

Vải nhập lậu từ Trung Quốc, Ấn Độ... đang ồ ạt được vận chuyển và tiêu thụ tạiTP.HCM. Không chỉ trốn thuế, vải nhập lậu còn “né” luôn việc kiểm tra hàm lượngformaldehyde và amin thơm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong nước và sức khỏengười tiêu dùng.

Song song với việc triển khai hoạt động kiểm nghiệm chất lượng vải tại các cảng,lực lượng quản lý thị trường cũng ráo riết bắt giữ các lô vải nhập lậu. Tuynhiên, sau khi bắt giữ, hàng hóa vi phạm lại được bán ra thị trường mà khôngđược kiểm soát về chất lượng.

Kiểm tra đâu, vi phạm đó

Theo Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, việc kiểm tra đối với các loại vải maymặc được đẩy mạnh từ cuối năm 2009 đến nay, sau khi có những thông tin vải maymặc bị nhiễm hóa chất có thể gây ung thư là formaldehyde và amin thơm. Ghi nhậncho thấy gần như các đợt kiểm tra đều phát hiện vi phạm.

Các loại vải may mặc nhập lậu phần lớn là vải thun, kaki xuất xứ Trung Quốc, trữtại các kho hàng của các cá nhân, công ty trên địa bàn quận 5, 8, Tân Phú, BìnhTân... Nơi bán sỉ, tiêu thụ ở các chợ như An Đông, Bình Tây và nhiều chợ bán lẻkhác.

Mới đây, Đội quản lý thị trường Bình Tân vừa bắt giữ nửa tấn vải thun, voan nhậplậu từ Trung Quốc. Trước đó, hàng loạt vụ kiểm tra và bắt giữ vải nhập lậu khácđã được triển khai, cho thấy tình hình kinh doanh vải nhập lậu vẫn rất phổ biến.

Cụ thể, đội 5B hiện tạm giữ chờ xử lý hơn 4.000m vải do Trung Quốc sản xuất pháthiện tại kho hàng ở khu vực chợ vải Đồng Khánh trên địa bàn Q.5; đội 2A kiểm tramột điểm chứa hàng ở Q.Bình Tân bắt giữ hơn 3.000m vải kaki cũng của Trung Quốc...

Vải lậu lại ồ ạt về

Các loại vải nhập khẩu chính ngạch đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập lậu (ảnh chụp tại chợ Tân Định, TP.HCM) (Ảnh: T.Đạm)

Thống kê sơ bộ của Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho thấy chỉ riêng loại vảinhập lậu lấy đơn vị tính bằng mét, từ đầu năm đến nay có gần 300.000m vải nhậplậu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... bị bắt giữ. Trong khi đó, cùng thời giannày năm 2009 gần 40.000m vải không hóa đơn chứng từ bị bắt giữ, chủ yếu từ TrungQuốc.

Cơ quan Quản lý thị trường TP.HCM cho hay toàn bộ lượng vải nhập lậu bắt giữ sẽbị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi kinh doanh hàng nhập lậu. Hàng hóa bịthu hồi sau đó sẽ thành lập hội đồng đấu giá gồm Quản lý thị trường TP, Sở Tàichính hoặc phòng tài chính quận huyện và được đưa ra thị trường tiêu thụ trở lại.Hoàn toàn không có hoạt động lấy mẫu vải đem kiểm nghiệm nồng độ formaldehyde vàamin thơm.

Điều này đồng nghĩa với việc vải vóc không rõ nguồn gốc, không an toàn vẫn cóthể đến tay người tiêu dùng. Trong khi đó, ngay với cả hàng nhập khẩu chínhngạch, chỉ riêng hàng kiểm nghiệm tại Trung tâm Tiêu chuẩn kỹ thuật đo lườngchất lượng 3 đã có trên 20 lô nhập khẩu rất lớn bị phát hiện nhiễm hóa chất nồngđộ cao. Các lô hàng không an toàn đều buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy.

Người tiêu dùng lãnh đủ

Ông Phạm Xuân Hồng, phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN (Vitas), cho biết các doanhnghiệp dệt may đang phải cạnh tranh không bình đẳng với doanh nghiệp nhập khẩuvải có nguồn gốc không rõ ràng thông qua đường nhập lậu.

Mức thuế nhập khẩu phổbiến từ 8-12% (khu vực ngoài ASEAN), khoảng 5% (khu vực ASEAN) như hiện nay,ngoài các chi phí xuất nhập khẩu thông thường, doanh nghiệp nhập khẩu vải cònphải tốn thêm chi phí kiểm định formaldehyde, amin thơm khiến giá thành đắt hơnloại vải đi “chui” 40-50%, thậm chí cao hơn.

Đối với hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp may mặc chỉ nhập khẩu vải khi cóhợp đồng xuất khẩu và theo chỉ định của đối tác đặt hàng, nên cácloại vải này đều đạt tiêu chuẩn kiểm tra an toàn chất lượng kỹ thuậtcủa châu Âu, Mỹ, Nhật... Riêng các doanh nghiệp làm hàng nội địa, nếuvải đăng ký nhập có nhiễm folmadehyde hoặc tiêu chuẩn khác, “việc táixuất hoặc tiêu hủy là phù hợp, nếu không người tiêu dùng sẽ lãnh đủmọi tác hại từ các loại vải nhập khẩu không đạt chuẩn gây ra” - ôngHồng nhấn mạnh.

Theo ông Hồng, đối với vải nhập lậu nếu chỉ xử phạt hành chính sau đó mang tiêuthụ trở lại mà không qua kiểm nghiệm theo quy định là không thể chấp nhận đượcvì “sức khỏe của người tiêu dùng đã bị bỏ qua”. Một chuyên gia lâu năm trongngành cho rằng nếu phát hiện vải nhập lậu phải gửi mẫu đi kiểm nghiệm. Nếu mẫuvải nào đạt chuẩn thì cho đấu giá công khai lô hàng đó, còn kiểm nghiệm khôngđạt, lô hàng buộc phải tiêu hủy.

Theo Bạch Hoàn - Trần Vũ Nghi
Vải lậu lại ồ ạt về



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.