Vốn, dự án FDI đối mặt khả năng bị quản chặt hơn

>>

Dự thảo thay thế Nghị định108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầutư đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến rộng rãi. Theo ban soạn thảo, dựkiến sẽ có 64 điều được sửa đổi, bổ sung và 4 điều xóa bỏ trên tổng số 88 điều.

>>

Trong 12 nhóm vấn đề được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo lần này, ngoài một số quyđịnh mới hướng dẫn thực hiện cam kết WTO, thẩm quyền cấp và ủy quyền ký giấychứng nhận đầu tư... dự thảo có nhiều điểm quy định chặt hơn về quản lý, giámsát các dự án, vốn FDI như tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư theohình thức góp vốn, mua cổ phần, hợp nhất, sáp nhập; chi tiết hồ sơ dự án; nộidung giấy chứng nhận đầu tư; thẩm tra và chấm dứt hoạt động dự án...

Quy định chặt từ đầu

Một trong những điểm còn tranh cãi hiện nay là tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nướcngoài trong dự án để quy định là dự án có vốn đầu tư nước ngoài, thuộc điều 2Nghị định 108. Theo ban soạn thảo, điểm này có nhiều ý kiến còn chưa tương đồng.Phía Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng nên quy định từ 10%tổng vốn đầu tư dự án, nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng nên để ở mức trên 49%như nhiều văn bản pháp luật quy định hiện nay.

Về phía Ban soạn thảo, dường như đang nghiêng về phương án phần vốn góp của nhàđầu tư nước ngoài chiếm từ 10% tổng vốn đầu tư của dự án, đồng thời nhà đầu nướcngoài trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư đó sẽ quy định là dự án có vốn đầutư nước ngoài. 

Tuy nhiên, cũng tại điều 2, khoản 3a, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đượcquy định là nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp các bên nước ngoài sở hữutrên 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc chiếm trên 50% số thành viên hội đồngquản trị doanh nghiệp.

Ở điểm này, đã có nhiều ý kiến cho rằng quy định như vậy sẽ khiến một số nhà đầutư nước ngoài “lách luật” để biến doanh nghiệp thành “vỏ” trong nước mà “ruột”thì là đầu tư nước ngoài. Quan ngại này cũng thấy ở điều 56 về thủ tục đầu tưtrực tiếp theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp, sáp nhập,hợp nhất doanh nghiệp của dự thảo.

Theo đó, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanhnghiệp Việt Nam từ 49% vốn điều lệ trở xuống thì doanh nghiệp Việt Nam đó chỉlàm thủ tục điều chỉnh đăng ký kinh doanh; từ trên 49% vốn điều lệ thì nhà đầutư nước ngoài cùng doanh nghiệp Việt Nam đó mới phải làm thủ tục đầu tư để cấpgiấy chứng nhận đầu tư.

Vốn, dự án FDI đối mặt khả năng bị quản chặt hơn
Dự án “casino” Silver Shore Hoàng Đạt tại Đà Nẵng bị phát giác chưa hoàn thành các hạng mục xây dựng khách sạn theo quy định, trước khi được phép triển khai dịch vụ vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài (Ảnh: choxaydung.vn)

Đối với các dự án thuộc diện thẩm tra khi cấp giấy chứng nhận đầu tư, dự thảoquy định cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào các tiêu chí như tính hiệu quả củaviệc sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên, khoáng sản; các mục tiêu kinh tế,xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương và của quốc gia có liên quan đến dựán; tính hợp lý của thời gian tiến hành các thủ tục cần thiết, xây dựng côngtrình và lắp đặt thiết bị... để xem xét tính hợp lý của tiến độ thực hiện dự ánđầu tư.

Trường hợp xét thấy tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất tronghồ sơ dự án mà không hợp lý thì có quyền yêu cầu nhà đầu tư sửa đổi, bổ sunghoặc điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư cho phù hợp.

Theo dự thảo, các báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; giải trình về khảnăng và nguồn tài chính; khả năng đáp ứng các điều kiền đầu tư của dự án có thểđược đưa vào nội dung của văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong khiđó, tiến độ thực hiện vốn đầu tư; tiến độ xây dựng; và tiến độ thực hiện các mụctiêu của dự án đang được xem xét đưa vào nội dung giấy chứng nhận đầu tư.

Sẽ thắt chặt hậu kiểm

Cũng theo dự thảo, nhiều quy định chi tiết liên quan đến quản lý dự án sau cấpgiấy chứng nhận đầu tư sẽ được bổ sung. Điều 62 về triển khai dự án đầu tư quyđịnh, sau khi dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư phải thựchiện đầy đủ các quy trình thủ tục của pháp luật chuyên ngành đối với lĩnh vựcđầu tư có điều kiện, trước khi triển khai dự án. 

Điểm này được hy vọng sẽ ngăn chặn một số dự án “đi tắt”, như trường hợp dự án“casino” Silver Shore Hoàng Đạt tại Đà Nẵng mới đây, bị phát giác chưa hoànthành các hạng mục xây dựng khách sạn theo quy định, trước khi được phép triểnkhai dịch vụ vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài.

Vốn, dự án FDI đối mặt khả năng bị quản chặt hơn

Cũng để kiểm soát tình hình thực hiện các dự án đầu tư, điều 64e bổ sung mộtloạt các nội dung buộc nhà đầu tư phải thực hiện báo cáo theo định kỳ, gồm cácthủ tục hành chính đã thực hiện trong kỳ báo cáo; tiến độ góp vốn điều lệ vàtình hình triển khai vốn đầu tư; tiến độ xây dựng; tình hình sử dụng lao động;sử dụng đất; tình hình triển khai sản xuất, kinh doanh; thực hiện các mục tiêucủa dự án... 

Trong khi đó về chế tài xử lý các sai phạm, dự thảo giữ nguyên quy định cơ quancấp giấy chứng nhận đầu tư có quyền chấm dứt hoạt động của dự án trong trườnghợp sau 12 tháng kể từ ngày giấy chứng nhận đầu tư mà nhà đầu tư không triểnkhai thực hiện dự án; hoặc dự án chậm tiến độ quá 12 tháng so với tiến độ thựchiện dự án đầu tư quy định tại giấy chứng nhận đầu tư.

Đồng thời, dự thảo bổ sung thêm điều kiện chấm dứt hoạt động dự án trong trườnghợp phát hiện nội dung kê khai trong hồ sơ cấp hoặc điều chỉnh giấy chứng nhậnđầu tư là giả mạo; hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư bị cấm hoặc vi phạm quyđịnh về hạn chế đầu tư; hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian tạmngừng, giãn tiến độ dự án mà không có thông báo hoạt động trở lại; và không báocáo tình hình thực hiện dự án trong hai kỳ báo cáo liên tục.... 

Đối với dự án bị chấm dứt hoạt động, nhà đầu tư bị buộc chấm dứt hoạt động sảnxuất kinh doanh và giao dịch liên quan đến dự án; khoá sổ sách kế toán; cholao động nghỉ việc và tiến hành thanh lý tài sản. Nhà đầu tư không được phân tántài sản của dự án bị chấm dứt; thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;chuyển các khoản nợ không có đảm bảo của dự án bị chấm dứt thành các khoảnnợ có đảm bảo; và ký kết mới các hợp đồng kinh tế liên quan đến dự án bịchấm dứt...

Theo Anh Quân
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.