Xuất khẩu ít chịu ảnh hưởng khủng hoảng nợ ở châu Âu

Dù vậy, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đến hoạt động xuất, nhập khẩu là khá rõ. Đồng euro yếu đương nhiên sẽ dẫn đến việc xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực đồng euro giảm bớt. Nhưng, có thể thấy, cho đến nay, thị trường châu Âu chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu tác độngđến xuất khẩu của Việt Nam dù ít nhưng thấy khá rõ.
 
Xuất khẩu ít chịu ảnh hưởng khủng hoảng nợ ở châu Âu
Theo đánh giá của một số chuyên gia thương mại củabộ Công thương, tác động của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đến nền kinhtế Việt Nam nói chung là không lớn, có phần do đồng tiền Việt Nam chưa được tựdo chuyển đổi; hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu thanh toán bằng USD.

Dù vậy, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đến hoạtđộng xuất, nhập khẩu là khá rõ. Đồng euro yếu đương nhiên sẽ dẫn đến việc xuấtkhẩu của Việt Nam vào khu vực đồng euro giảm bớt. Nhưng, có thể thấy, cho đếnnay, thị trường châu Âu chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam. Theo tính toán của một số chuyên gia, nếu tính xuất khẩu vào khu vựcchâu Âu giảm 20% thì mức sụt giảm về tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ướctính chỉ vào khoảng 3%.

“Nhìn chung, khủnghoảng nợ công tại khu vực đồng euro sẽ chỉ ảnh hưởng ở mức thấp đến hoạt độngxuất khẩu của Việt Nam do các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào châuÂu chủ yếu vẫn là các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản… Đây là các mặt hàng có mứctiêu thụ khá ổn định”, một chuyên gia của trung tâm Thông tin công nghiệp vàthương mại thuộc bộ Công thương nhận định.

Xuất khẩu ít chịu ảnh hưởng khủng hoảng nợ ở châu Âu
(Ảnh minh họa)

Trên thực tế, kimngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nước EU trong các tháng đầu năm tăng trưởngkhá thấp, hoặc vẫn bị giảm sút nhẹ ở một vài nước. Ví dụ với vương quốc Anh,trong bốn tháng đầu năm 2010, Anh nhập khẩu từ Việt Nam 358,42 triệu bảng (giảm0,07% so với cùng kỳ năm 2009). Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Namsang Anh vẫn giữ được mức tăng trưởng: may mặc tăng 13,5%, đồ gỗ tăng 7%, càphêtăng 4,2%, hải sản tăng 16,6%, hạt điều tăng 9,9%, túi cặp, vali tăng 15,9%.

Thương vụ Việt Namtại Đức đưa ra dự báo xuất khẩu năm 2010 của các doanh nghiệp sang Đức so với2009 tăng không nhiều, khoảng trên dưới 5% (năm 2009, xuất khẩu sang Đức bị giảm9% so với năm 2008).

Những mặt hàng khôngphải là nhu yếu phẩm như sắt thép, đồ gỗ, giày dép… là những mặt hàng chắc chắnsẽ bị ảnh hưởng đáng kể do việc người dân châu Âu tiếp tục thắt chặt chi tiêutrước nguy cơ khủng hoảng nợ công lan rộng. Rõ rệt nhất là mặt hàng giày dép,trong bốn tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này sang EU chỉđạt 457 triệu USD, giảm 24,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ý kiến của mộtsố tham tán thương mại Việt Nam tại các nước EU thì để xuất khẩu của Việt Namvào EU không bị giảm mạnh cần đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng là nhu yếu phẩm,nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm chế biến… Một khuyến cáo đáng lưu ý khác là cácdoanh nghiệp Việt Nam nên tiếp tục sử dụng đồng USD làm đồng tiền thanh toántrong hoạt động xuất khẩu hàng hoá của mình để tránh nguy cơ mất giá của đồngeuro.

Theo Phạm Anh
Sài Gòn tiếp thị

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.