May mắn chọn được nghề phù hợp

NSND Trọng Khôi là một hình mẫu của sự thành công bắt nguồn từ năng khiếu bẩm sinh và tinh thần học tập cao độ.

NSND Trọng Khôi là một hìnhmẫu của sự thành công bắt nguồn từ năng khiếu bẩm sinh và tinh thần học tập caođộ. Nhiều thế hệ khán giả nhớ tới ông với các vai diễn để đời như Vua Lia, NghịHách, Trương Ba, Trần Thủ Độ, Dương Văn Minh, Êdốp, Êrôxtrat, Bảo Đại... Nhưngbẵng đi có tới cả một thập niên ông bị cuốn vào với công việc quản lý (Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu).

Đầu xuân Canh Dần, chúng tôi códịp gặp gỡ, trò chuyện với ông về công việc ông vừa hoàn tất cũng như sứ mệnhngười nghệ sĩ mà ông tiếp tục theo đuổi trong thời gian tới.

- Thưa NSND Trọng Khôi, ông đãtừng nói mình là người lao động, không làm việc không chịu nổi. Vậy thoát khỏicông việc bận rộn của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (NSSKVN), ông đã có những dựđịnh gì cho mình trong thời gian tới?

May mắn chọn được nghề phù hợp
NSND Trọng Khôi

-Cứ tưởng đây sẽ là thời gian để mình có thể đọcsách và viết báo được thỏa thích, nhưng cũngkhông phải là ít việc. Tôi đã nhận lời tham giabộ phim truyền hình "Vinh quang gia tộc" dài 90tập - một bộ phim Việt hóa của Hãng Phim truyềnhình Việt Nam, để quay cho xong cũng hết nămrồi. Rồi "Lễ hội Cổ Loa" diễn ra tháng 10 tới.Đó là 1 trong 3 lễ hội lớn của Đại lễ kỷ niệm1000 năm Thăng Long, tôi vừa hoàn chỉnh việc sửachữa lần cuối đề cương để nộp cho Ban tổ chức.Tôi cũng đang chuẩn bị viết một kịch bản về đềtài mới, một kiểu chuyện tình "Romeo vàJuliette", nhưng sẽ là một tình yêu đẹp, thựctế, mạnh mẽ và kết thúc rất hiện đại.

- Trong suốt những năm thángông "cầm trịch" Hội NSSKVN với vai trò là người "thuyền trưởng", nhiều người đãnhận định đây là quãng thời gian  mà sân khấu bị bế tắc và đi xuống, ông lý giảigì về điều này?

+ Sân khấu nó như thời đại, baogiờ cũng tiệm tiến đi lên. Người ta chỉ nhận thấy sự đi lên một cách rõ ràng khinó phát triển mạnh mẽ. Nói bế tắc hay đi xuống là không đúng mà phải hiểu ở tínhthời điểm. Thời điểm đã thay đổi hoàn toàn, phải hiểu dù chèo tuồng cổ điển cóhay đến mấy cũng chẳng ai bỏ thời giờ ra xem được. Cho diễn viên giỏi nhất đóngcũng không ai xem. Có những lý do khách quan, như sự bùng nổ của truyền hìnhkhiến con người có được món ăn tinh thần một cách dễ dàng. Người ta được chủđộng lựa món, và hơn hết nó được miễn phí. Cái thứ hai cũng phải thừa nhận làphát triển của sân khấu quá chậm và gần như không thay đổi. Xem mãi những tíchtrò cũ, một câu chuyện đã biết trước thì không có gì thú vị nữa. Giống như ănmãi một món, dù ngon đến đâu cũng chán. Chúng ta lại chỉ chú trọng vào phần nộidung, mà quên rằng điều hấp dẫn của sân khấu là sự phong phú về hình thức thểhiện. Vì sao sân khấu phía Namlôi cuốn được khán giả? Bởi cùng một câu chuyện, họ kể bằng mười cách khác nhau,trong khi sân khấu phía Bắc kể mười câu chuyện bằng một cách.

Một điều quan trọng nữa là laođộng nghệ thuật hiện nay bị đánh giá thấp, người nghệ sĩ không nhận được đãi ngộxứng đáng, không còn mấy người tâm huyết với nghề. Công sức bỏ ra hàng thángtrời với 1 vở diễn không bằng tiền một ca sĩ chạy show 1 buổi. Giờ không ai đủnhuệ khí để vượt qua được sự bình thường hóa để đến với niềm đam mê nghệ thuậtnhư trước đây. Lớp trẻ giờ cũng chỉ biết tới nhạc hip-hop, nhạc đường phố, mà ítbiết tuồng, chèo là cái gì. Không còn một hệ thống khán giả mới. Ngay như việcđầu tư cho văn hóa cũng còn nhiều điểm phải bàn. Khắp cả nước, tỉnh nào cũng cócung thể thao, nhưng rất hiếm thấy một nơi gọi là đường hoàng để biểu diễn nghệthuật. Nơi có thì cũng bị biến thành điểm kinh doanh vũ trường, quán ăn, nhàhàng…

- Theo ông, việc lớn nhất màông đã làm được cho sân khấu trong những năm đương nhiệm là gì?

+ Bên cạnh những công việc kếthợp với phía Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội cũng đã tạo được những "mảngmiếng" riêng như việc tổ chức các kỳ liên hoan Sân khấu của Hội, Kỷ niệm nửa thếkỷ sân khấu Việt Nam. Rồi từ năm 2002, Hội đã tổ chức Liên hoan Sân khấu thểnghiệm quốc tế, có lượng đoàn quốc tế tham dự rất đông đảo. Đây là hướng đi phùhợp với Nghị quyết 23, mở ra hướng đi hội nhập quốc tế... Sắp tới, hoạt động nàysẽ còn được Nhà nước thừa nhận và công nhận là liên hoan định kỳ...Tuy nhiên,còn rất nhiều điều chúng tôi mong muốn mà chưa thực hiện được.

- Nếu như có điều gì đáng tiếclẽ ra có thể làm tốt hơn cho sân khấu Việt Nam những năm qua thì theo ông cụ thể là điềugì?

+ Thực sự là có rất nhiều việctôi mong muốn đạt kết quả, nhưng đúng là lực bất tòng tâm. "Có bột mới gột nênhồ", có ít thì làm được cái hàng xén, một chút lơ xanh, phẩm hồng, còn nhiều thìlàm siêu thị. Nói ngay như việc tham dự Hội nghị Sân khấu quốc tế, tôi cũng đãđi dự được mấy lần, và cũng đã đưa văn nghệ Việt Nam vào tham gia, nhưng rồi vấnđề kinh phí, không có đồng nào để đưa đoàn đi được, nên cũng phải bỏ ngang.

- Công việc của một nhà quảnlý hình như đã làm "nhạt" đi một hình ảnh NSND Trọng Khôi trong mắt khán giả. Cụthể là ông ít có vai diễn ấn tượng hơn thời chưa làm quản lý. Ông nói gì về điềunày?

+ Tôi luôn xác định cuộc đời mìnhlàm nghệ sĩ là chính, còn làm quản lý chỉ là khi cần. Được tín nhiệm thì đảmđương chứ tôi đâu có sinh ra để làm quản lý. Công việc lu bu, nhưng thỉnh thoảngtôi vẫn tranh thủ làm đạo diễn cho các đoàn nghệ thuật, hay có khi kết hợp đượcvới bên truyền hình, tham gia những vai diễn ở ngay Hà Nội. Rời sàn diễn để làmquản lý cũng tiếc lắm chứ, nhưng cũng phải thấy "tre già măng mọc", phải để cholớp trẻ có cơ hội, mà những vai có tuổi thì đâu có nhiều...

May mắn chọn được nghề phù hợp
NSND Trọng Khôi trong vở "Hồn Trương Ba da hàng thịt"

- Trong gia đình, các con ôngđều không nối nghiệp ông. Ông có cảm thấy tiếc vì điều đó?

+ Nghệ thuật có đặc điểm là khôngphải ai cũng làm được, phải là người thực sự có năng khiếu mới theo nghề được,chứ nếu cứ cố theo thì mãi cũng chỉ là người đóng vai phụ rồi phí cả sự nghiệpmột con người.

Hai con tôi khi nhỏ cũng có thamgia tập kịch ở trường, hay đàn hát chỗ bạn bè, nhưng chỉ là nghiệp dư, cho vuimà thôi. Không theo được nghề, vì người không có năng khiếu nhìn là biết ngay,mỗi người một thiên hướng nên ép cũng chẳng được.

- Ông là người đi nhiều, tínhtình lại quảng giao. Xin hỏi thực lòng, những người tri kỷ với ông có nhiềukhông?

+ Tôi được cái may mắn là đi đượchết các vùng miền, đến đâu cũng có người thân, kẻ thuộc, nó như một sự đền bùcho công việc của mình. Đây là cái may mắn, cái hạnh phúc của người diễn viên màmọi quyền lực, chức tước không thể thay thế được. Tuy nhiên bạn bè thân thiết,những người hiểu được mình, tương đồng với mình cũng chỉ ít thôi, mà ai cũnggiống thế thôi,

Từ mối quan hệ rộng, tôi học đượcở tất cả những người chung quanh nhiều điều. Và tôi nhận ra rằng: Mỗi người phảicó cá tính riêng của mình, nhất là đối với một nghệ sĩ lớn, không có cách gìkhác là phải có nét riêng biệt. Phải biết chắt lọc vốn sống từ cuộc đời, từnhững trang văn, từ những con người mình được gặp gỡ, nó giúp mình hóa thân vàovai diễn một cách sộng động và dày dặn nhất.

- Cả đời gắn bó với nghệ thuậtsân khấu, ông thấy đâu là cái được, cái mất?

+ Cái được lớn nhất đó là mìnhchọn vô tình mà lại được cái nghề phù hợp. Nói cho cùng đó là sự may mắn, mộtcái duyên. Từ những ngày nhận đồng lương đầu tiên (năm 1964) đến nay đã 46 nămlàm nghề. Không những mình đã làm được rất lâu, mà còn để lại một sự nghiệp đượccông chúng biết đến.

Làm nghệ thuật thì chỉ có đượcchứ không mất. Vì bản thân nó là ngành khoa học xã hội, là cái chung nhất, rộngnhất, bao la nhất. Bất kể một kiến thức, một nhận biết, một tìm hiểu, một pháthiện gì về con người đều rất có lợi cho ngành nghề. Tôi vốn tâm đắc với câu nói"Kẻ nào ngắm hàng nghìn buổi bình minh mà không nhớ buổi bình minh nào, nhìnhàng nghìn nụ cười mà không giữ lại cho mình nụ cười nào, nhìn hàng ngàn cái câymà không để lại cho mình cái cây nào thì làm văn nghệ sĩ khó". Chức năng củanghệ thuật quá đẹp, nó làm cho thế giới, cho con người ngày càng đẹp hơn, phấnđấu vì cái đẹp... Chính vì vậy, đã theo đuổi nghệ thuật thì công việc sẽ khôngbao giờ hết.

- Xin cảm ơn NSND Trọng Khôivề cuộc trò chuyện cởi mở này!

Theo May mắn chọn được nghề phù hợp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.