Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên

Diện tích của quần thể căn nhà và khu vườn rộng khoảng 1,5 ha; được bao quanh bởi con suối nhỏ chảy vòng quanh đất cùng rất nhiều cây xanh và xây dựng bởi các vật liệu từ thiên nhiên, đem lại năng lượng dễ chịu, thư thái.

Sự tổng hoà của thiên nhiên và con người có lẽ luôn là 1 điều gì đó vô cùng kỳ diệu. Với nhiều người, trở về với thiên nhiên là "liều thuốc xanh" giúp xoá tan mỏi mệt cho cuộc sống hiện đại tất bật và căng thẳng 1 cách hiệu quả. Đó cũng là cách mà chị Huyền (36 tuổi, hiện đang làm việc trong lĩnh vực du lịch) lựa chọn cho cuộc sống của mình và các con.

"Mình là một người yêu thiên nhiên và rất thích núi rừng. Mỗi lần được trở về núi rừng sau quãng thời gian sống ở thành phố ồn ào là mình cảm thấy mọi áp lực đều tan biến. Mình cũng nhận ra là trẻ con thế hệ bây giờ đã bị dính mắc quá nhiều với các thiết bị công nghệ, vậy nên để cân bằng được cần được trở về với thiên nhiên để được hòa mình với thiên nhiên, chơi những trò chơi của tuổi thơ chứ không phải lúc nào cũng máy tính điện thoại. Mình nhận ra điều này từ chính nụ cười và ánh mắt của lũ trẻ mỗi lần được về đây chơi đá bóng, trốn tìm, tắm suối, chọi cỏ gà, đi bắt dế, bắt nòng nọc, bắt cá,... - những trò chơi mà người hiện đại vẫn luôn nghĩ đã quá "lạc hậu"... 

Tất cả những điều này đã giúp mình có thêm động lực và quyết tâm xây dựng nhà ở nơi này." - Chị Huyền tâm sự.

Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-1Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-2Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-3Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-4
Ngôi nhà của chị Huyền "lọt thỏm" giữa thung lũng xanh và được thiên nhiên ôm trọn.

Chia sẻ thêm về cơ duyên của mình và căn nhà nằm giữa thung lũng, chị Huyền nói: "Cách đây 5 năm mình đến Hữu Lũng (Lạng Sơn) du lịch, khi ấy nơi này còn hoang sơ nhưng cảnh vật thiên nhiên thì quá nên thơ và trữ tình. Ngay lần đầu đến mình đã mơ ước sau này sẽ có 1 căn nhà ở đây. Ý định đó đã được mình nhen nhóm chính ngay từ ngày đầu tiên đó. 

Và bây giờ, mình đã đưa mẹ về đây sống để tận hưởng tuổi già bên cạnh thiên nhiên, còn các con thì được mình đưa về mỗi dịp nghỉ lễ, Tết, ngày hè..."

Tự tay thiết kế nhà dựa trên cảm hứng của bản thân, yêu thiên nhiên nên làm nhà nương theo cây cối

Trong quần thể khu nhà, chị Huyền xây thành 5 căn khác nhau, trong đó có 2 căn nhà là nhà sàn 3 gian, 1 căn nhà đá, 1 căn nhà gỗ cổ và 1 căn nhà sàn lớn. Tất cả những ngôi nhà này đều có điểm chung là được thiết kế dựa trên cảm hứng và nguyên vật liệu có sẵn của địa phương gồm gỗ, đá lũa, mái ngói âm dương cùng một số vật liệu khác.

"Đây là ngôi nhà và khu vườn của mình tự tay thiết kế và thuê người xây dựng mất hơn một năm. Vì yêu vườn và cây cối nên khi thiết kế mình đã tôn trọng giữ lại mọi thứ và làm nhà nương theo cây.

Điều mình yêu thích nhiều nhất ở ngôi nhà là cây xanh và các vật liệu từ thiên nhiên của chính vùng đất này. Nó giúp cho năng lượng của ngôi nhà rất dễ chịu, nữa là con suối nhỏ chảy vòng quanh đất, âm thanh của tiếng nước chảy rất dễ chịu đó là điều mình rất thích." - Chị Huyền nói.

Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-5Sinh sống và làm việc tại 2 nơi (Hữu Lũng, Lạng Sơn và Hà Nội) trong cùng 1 thời điểm khiến việc di chuyển sẽ vất vả hơn nhưng chị Huyền vẫn quyết định sẽ xây nhà tại đây để được tận hưởng cuộc sống hạnh phúc, nhẹ nhàng an yên.

"Mình đã một mình tự lên ý tưởng cho mọi khâu từ thiết kế, quy hoạch tổng thể và chọn nguyên vật liệu. Khi làm nhà, tiêu chí quan trọng nhất của mình đó là giữ nguyên được bản sắc của vùng miền. Vì mình theo style rustic (tạm dịch: phong cách mộc mạc) nên không muốn can thiệp nhiều bê tông hóa, và muốn sử dụng phần nhiều đồ thô, mộc, tự nhiên. 

Quá trình xây dựng căn nhà kéo dài hơn 1 năm. Căn nhà đầu tiên được mình đặt nền móng xây dựng là căn nhà sàn 3 gian được mình mua lại của người dân bản địa khung nhà, sau đó mình cũng thuê luôn chính người địa phương và chủ nhà đó ra tính toán thiết kế là thi công dựng nhà cho mình. Cũng may mắn là mọi thứ thuận lợi suôn sẻ nên trong 2 tháng là mình đã hoàn thiện được căn nhà sàn đầu tiên, rồi nối tiếp đến những căn còn lại. 

Mình đã mất hơn 1 năm để có thể hoàn thiện được toàn bộ khu nhà hiện tại." - Chị Huyền cho biết.

Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-6
Quần thể căn nhà khi "lên đèn".

"Căn nhà đá là một trong những căn nhà mình đã ra quyết định dựa trên cảm hứng, mình muốn có 1 căn nhà để mình làm việc đọc sách và viết lách nên mình đã quyết tâm làm căn nhà đặc biệt này dành cho mình. 

Căn nhà này cũng khoảng 30m2, được mình đã thuê người dân địa phương ra suối lựa nhặt từng viên đá vừa vặn phù hợp để ghép mặt ngoài của căn nhà. Quá trình nhặt đá, rồi mang về phải rửa sạch để khô sau đó được thợ cao tay lựa chọn lại từng viên để ghép sao cho nó bám chắc và thẩm mỹ nhất. Nên căn nhà này cũng khá là kỳ công và tốn kém. Nhưng nhờ thế mà mình rất yêu căn nhà này vì mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, lại được sử dụng mái ngói âm dương và ôm luôn cây hồng bên cạnh và nằm lọt thỏm giữa toàn là cây cối của khu vườn. Nó giúp tạo thêm sức sống cho ngôi nhà này." - Chị Huyền chia sẻ về ngôi nhà đá với nét đẹp đặc biệt.

Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-7
Căn nhà đá được làm bởi từng viên đá nhặt ngoài con suối nhỏ bao quanh.

Tuy căn nhà được xây dựng hoàn toàn bởi những nguyên liệu có sẵn nhưng chi phí khá tốn kém. Theo chị Huyền, nguyên nhân là do chưa có kinh nghiệm xây dựng và cũng phải vừa làm rồi vừa sửa lại 1 số vị trí, nên cũng nhiều công phu và vất vả hơn.

"Trong quá trình làm mình cũng gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc do kiểu không hiểu nhiều về kỹ thuật nên có những thứ quyết định làm rồi lại phải dỡ ra làm lại.

Ví dụ như mái ngói âm dương là 1 trong những vật liệu mình thích nhất nhưng khi làm xong thì mỗi lần mưa gió là nhà ướt hết, mình đã dành rất nhiều ngày để nghiên cứu khắc phục tìm phương án, sau này mình chọn được loại lót trần ưng ý nên phải dỡ hết ngói cũ ra và làm lại. Nói chung mất rất nhiều công sức và thời gian.

Trong quá trình thi công mình cũng gặp rất nhiều khó khăn, mình còn bị Covid-19 và lây cho cả đội thợ nên phải nghỉ dài. 

Việc chọn nguyên vật liệu địa phương mình phải đi từng nhà để mua từng viên ngói âm dương, từng cái bàn, ghế, mâm gỗ, chạn bát, gỗ làm nhà. Tất cả đều được mình đi thu gom mua của người dân bản địa. Nhưng nhờ quá trình ấy mình được gần gũi và tiếp xúc với người dân nhiều hơn để hiểu hơn về họ cũng như những nét văn hóa trên đây." - Chị Huyền nhớ lại.

Hạnh phúc vì lựa chọn xây nhà ở quê để cùng các con tận hưởng trọn vẹn mùi vị tuổi thơ, cùng mẹ an dưỡng tuổi già

Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-8Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-9Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-10

Trên thực tế, với số tiền bỏ ra để xây dựng được 1 quần thể nhà ở giữa thung lũng như thế này, chị Huyền có thể sẽ làm được rất nhiều việc khác. Đơn cử, có người chọn mua nhà phố để đầu tư, cũng có người dùng tiền để kinh doanh,... Và với lý do đó, có thể nhiều người sẽ có nhiều thắc mắc, băn khoăn về lựa chọn này của chị Huyền. Nhưng, theo chị Huyền, đây là 1 lựa chọn mang ý nghĩa gói trọn ước mơ của mình.

"Những căn nhà ở đây của mình đều hòa với thiên nhiên, mỗi buổi sáng thức dậy sẽ đều nghe tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách, tiếng gió và mùi của cỏ cây hoa lá, nó rất dễ chịu và bình yên. Mọi người trong nhà mình đều rất thích ở nơi này vì cảm nhận như được thiên nhiên ôm ấp.  

Hè về lũ trẻ sẽ ở bên bờ suối tắm cả ngày không chịu lên, chúng sẽ rủ bạn bè ở gần đến tắm rồi bắt cá, ném bóng dưới nước, rồi cùng nhau nấu ăn và chuyện trò cả ngày. Đó có lẽ là những kỉ niệm mà sau này chúng rất nhớ khi mỗi hè về và đó cũng là hạnh phúc của người mẹ khi làm được một nơi chốn cho các con trở về sống đúng với tuổi thơ là vậy." - Chị Huyền giãi bày.

Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-11Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-12Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-13Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-14Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-15

Ở đây, chị Huyền muốn giữ nhiều nhất những nét thôn quê mộc mạc, từ đồ chum vại, sành sứ hay bếp củi, vườn rau, ao cá. Nó làm người ta thấy thân thương, gần gũi biết bao nhiêu.

"Hồi mình mới mua mảnh đất này, ở đây đã có sẵn 1 vườn hồng đã trồng được khoảng gần 20 năm, khi làm nhà mình đã yêu cầu phải giữ bằng được cái vườn hồng này và không được chặt cây nào, nên khi làm nhà thì phải nương theo cây, vì thế nhà mình phải dùng dây kéo những cành sát mái để cố định. 

Đến mùa hồng thì chao ôi quả nhiều vô cùng và sai trĩu cành, hồng ở đây là giống hồng trứng được thu hoạch vào mùa thu, năm vừa rồi nhà mình đã thu hoạch gần 2 tấn, ngoài ra biếu tặng và cho bạn bè rất nhiều. Quả hồng thì thích lắm, to đẹp. Mình còn dùng để cắm vào bình nên mùa hồng đến chỗ mình thì thích mê, vì nhìn đâu cũng toàn thấy quả hồng thôi. Ở vườn nhà mình có rất nhiều loại cây, trong đó hồng và mít là 2 loại mình thích nhất. Ngoài ra còn nhãn, vải, dâu, na, quả trứng gà, quả bưởi, cam, đào..." - Chị Huyền chia sẻ thêm về cuộc sống sau khi ở đây.

Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-16Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-17Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-18Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-19Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-20Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-21Người phụ nữ dành hơn 1 năm cải tạo ngôi nhà đá giữa thung lũng làm nơi nương náu cho tâm hồn, kết nối những đứa trẻ với thiên nhiên-22

Ở mảnh đất này, chị Huyền được tự tay trồng rau, chăm sóc vườn, nhặt trứng gà, câu cá, hái hoa quả ở vườn... Mỗi khi mệt mỏi, chỉ cần ra vườn hái 1 nắm lá rồi đặt lên bếp củi đun nồi nước xông là nhẹ người và hương thơm của cỏ cây bay khắp nhà.

Hạnh phúc khi chia sẻ về ý nghĩa của căn nhà đối với đời sống tinh thần của mình, chị Huyền nói: "Ngôi nhà có rất nhiều ý nghĩa với mình, nó giúp mình tin tưởng vào bản thân mình rằng nếu có ước mơ, khát vọng đủ lớn thì nhất định mình sẽ làm được nó. Cuộc sống của mình cũng thay đổi rất nhiều khi có ngôi nhà này, ở đây mình có vườn rau, ao cá, các loại hoa quả mà chính nhà mình trồng được cảm giác được ăn uống đồ xanh sạch, sức khỏe tinh thần cũng tốt hơn. Lũ trẻ thì lại có nơi để về gần với thiên nhiên, tắm suối và có không gian rộng để tha hồ vẫy vùng. Nên mình rất biết ơn căn nhà này." 

Và đúng thế, có lẽ, cuộc đời sẽ thật tuyệt biết bao khi bạn chỉ cần trở về với thiên nhiên để khiến mọi việc trở nên tốt đẹp!

Theo toquoc.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://toquoc.vn/nguoi-phu-nu-danh-hon-1-nam-cai-tao-ngoi-nha-da-giua-thung-lung-lam-noi-nuong-nau-cho-tam-hon-ket-noi-nhung-dua-tre-voi-thien-nhien-20230418081659855.htm

cải tạo nhà

Nhà vườn


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.