Trồng lưỡi hổ muốn lá đâm chồi tua tủa chỉ cần vùi thứ này vào đất là xong

Lưỡi hổ là loại cây phong thủy đứng top đầu về khả năng thanh lọc độc tố trong nhà, đồng thời thu hút tài lộc và may mắn. Chỉ cần một chậu cây mẹ, bạn hoàn toàn có thể nhân giống thành hàng tá những cây lưỡi hổ con mà không cần mất tiền mua chậu cây mới.

Chuẩn bị đất

Bạn có thể trồng lưỡi hổ trong đất hoặc trong chậu tùy vào mục đích muốn sử dụng, nếu muốn trồng cây trong chậu, lưu ý nên chọn loại chậu có kích thước phù hợp với cây con. Đất trước khi trồng nên tiến hành trộn đất với xơ dưa, mùn trấu, vỏ thông, rơm mục, và phân chuồng ủ mục, sau đó đem ủ trong khoảng 1 – 2 tuần.

Hiện nay, lưỡi hổ có 2 cách cơ bản để nhân giống đó là: tách bụi và giâm cành

Tách bụi

Đây là phương pháp thực hiện khá đơn giản, nhưng hiệu quả mang lại rất cao, cây sinh trưởng nhanh, chất lượng cây con tốt. Đầu tiên chọn cây mẹ đang phát triển tốt, tách lấy 1 phần gốc có cây con đang mọc, lưu ý nên đợi cây con lớn có khoảng 2 lá xanh thì có thể tiến hành tách.

Trồng lưỡi hổ muốn lá đâm chồi tua tủa chỉ cần vùi thứ này vào đất là xong-1

Nên thực hiện phương pháp này vào mùa hè, khi nhiệt độ bắt đầu tăng, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn

Giâm cành

Lựa chọn cây mẹ đang sinh trưởng và phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, lựa những lá non to khỏe, có màu sắc đẹp, cắt sát gốc.

Cắt đoạn lá đã cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 5cm, để các khúc giống trong mát khoảng 4 – 5 giờ, cho khô bớt nước.

Giâm ½ chiều dài các đoạn ươm xuống đất đã chuẩn bị từ trước, đặt cây ở những có nắng nhẹ.

Chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách

Lưỡi hổ là cây có sức sống mãnh liệt, tồn tại được trong những môi trường không thuận lợi, vậy nên việc chăm sóc cây lưỡi hổ tương đối dễ dàng và không mất nhiều thời gian. Nhưng để cây luôn ở tình trạng tốt nhất, người trồng nên xác định sẽ cần đảm bảo các yếu tố căn bản để cây sinh trưởng khỏe mạnh

Nhân giống cây lưỡi hổ bằng cách giâm lá trong đất

Phương pháp này cũng cần đến những chiếc lá khỏe mạnh, già ở gần gốc hoặc những chiếc lá lưỡi hổ bánh tẻ. Sau khi cắt lá khỏi gốc, cắt lá mẹ thành nhiều đoạn ngắn, cắt vát chữ V càng tốt rồi trồng hom lá vào đất. Tưới nước vừa phải, không để quá ẩm ướt.

Cũng giống cách giâm trong nước, các rễ con cùng chồi mới sẽ phát triển thành cây cảnh mới. Chúng cần ít thời gian để ra rễ hơn khi bạn giâm lá trong nước.

Trồng lưỡi hổ muốn lá đâm chồi tua tủa chỉ cần vùi thứ này vào đất là xong-2

Cây lưỡi hổ khá đa dạng loài, nếu giống cây mẹ khá đặc biệt như loại có sọc vàng hoặc sọc trắng thực hiện theo cách giâm đất hoặc nước thì cây mới có thể bị mất đi ngoại hình gốc. Nghĩa rìa loang lổ hoặc sọc sẽ biến mất, chúng sẽ trở về cây lưỡi hổ "nguyên thủy" nhiều màu xanh. Muốn giữ được những đặc tính của cây gốc, chúng ta sẽ cần đến nhân giống bằng cách chia tách.

Theo Sài Gòn Thể Thao

Xem link gốc Ẩn link gốc https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/trong-luoi-ho-muon-la-dam-choi-tua-tua-chi-can-vui-thu-nay-vao-dat-la-xong.html

cây phong thủy

cây cảnh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.