Còn có những tấm lòng!

Tuy chỉ còn vài ngày nữa là phiên phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Nghĩa sẽ diễn ra nhưng bà con lối xóm, những người hiểu gia cảnh nhà Nghĩa vẫn ân cần giúp đỡ bà Chuân và hi vọng tới một kết quả khả quan cho Nghĩa.

Tuy chỉ còn vàingày nữa là phiên phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Nghĩa sẽ diễn ra nhưng bà con lốixóm, những người hiểu gia cảnh nhà Nghĩa vẫn ân cần giúp đỡ bà Chuân và hi vọngtới một kết quả khả quan cho Nghĩa.

Căn nhà đongđầy nước mắt

Nhà bà Chuân (mẹ củaNguyễn Đức Nghĩa nằm giữa con ngõ nhỏ của một khu tập thể công nhân, mỗi căn hộrộng chừng 30m2, thấp lè tè và cũ kỹ.

- Em vừa mượn đượcxe máy, đưa mẹ đi chụp não ở bệnh viện, nhưng đến muộn không chụp được. Chân vàđầu mẹ em bị đau, chẳng biết có sao không, nói đi chụp chữa bà không chịu, bảođợi lo việc cho thằng Nghĩa xong đã. Hôm nay đau quá, mới chịu cho chở đi khám -Chị của Nghĩa nói với tôi, rồi lại bươn bả ra UBND phường xin xác nhận gì đó,chuẩn bị cho phiên xét xử em trai sắp tới.

Nhìn bà Chuân tiềutụy tựa vào cô con gái, chân đi khập khiễng, mặt còn nguyên vết xước dài mới khômáu do tai nạn giao thông, tay run run bám bậu cửa lần từng bước vào nhà, tôichợt nghĩ, không biết giờ này trong trại giam Nghĩa đang làm gì? Liệu Nghĩa cóbiết, những ngày này với mẹ mình thực sự là đọa đày, là tột cùng của đau khổ,sống mà như đã chết hay không?

Còn có những tấm lòng!
Mẹ của Nguyễn Đức Nghĩa cố gắng nén nỗi đau và luôn cúi mặt tránh cái nhìn của mọi người

Nói là lo cho conchứ bà Chuân lúc này đứng còn chẳng vững, bị choáng và ngất liên tục, mắt mờ đụckhông nhìn rõ. Mọi việc lo liệu cho con trai trước đây đều do chồng là ông Hùngcáng đáng, bà không biết gì ngoài việc chăm sóc chồng con. Sau khi chồng chết dotai nạn giao thông vào tuần trước, động lực duy nhất để bà Chuân cố sống là hyvọng con trai bà được giảm án. Bà đã viết lá đơn gửi các cơ quan chức năng,trong đó có đoạn: “Định mệnh đã lấy đi người chồng của tôi. Còn người con traiduy nhất của gia đình tôi chỉ biết khẩn cầu tới các quý cơ quan xem xét để chocon trai tôi có cơ hội được sống, để tôi còn có được động lực sống nốt thời giancuối của cuộc đời”. Bà nói với hàng xóm, nếu thằng Nghĩa bị xử y án, chắc bàkhông thể sống nổi. Một ngày đợi tòa xử phúc thẩm ở nhà bà Chuân trôi qua dằngdặc, nặng nề. Mỗi bữa ăn, bưng bát cơm lên, bà nhớ chồng, thương con, nước mắtcứ trào ra, không thể nuốt nổi. Bà Chuân khóc, con gái khóc, những người họ hàngđến giúp đỡ cũng khóc. Mâm cơm đong đầy nước mắt...

Sợ gợi thêm nỗi đaucủa gia đình, tôi xin phép thắp một nén nhang cho ông Nguyễn Đức Hùng. Ông ra điquá đột ngột khi đang đôn đáo ngược xuôi lo việc cho con trai, dốc hết sức lựcvới ước vọng mong manh là con mình được giảm án, không phải chịu tội tử hình.Nhưng mọi thứ đều dang dở. Hẳn là trước khi nhắm mắt ông còn day dứt lắm bởi lầncuối cùng khi Nghĩa phạm tội về nhà, xin ngủ cùng nhưng ông đã không đồng ý.Những ngày sau, khi Nghĩa bị cơ quan công an bắt, điều này làm ông ân hận lắm.Ông tâm sự với mọi người, giá như lúc đó hai bố con ngủ cùng nhau, có khi Nghĩađã thú tội và sáng hôm sau ông đã đưa Nghĩa ra trình diện. Sau khi con bị tuyênphạt tử hình, ông đã nhiều lần lên Hà Nội, khuyên con viết đơn kháng án với hyvọng kéo dài sự sống của con trai. Ông lặn lội ngược xuôi tìm luật sư bào chữa,thức trắng nhiều đêm để viết lá thư xin lỗi đẫm nước mắt gửi gia đình nạnnhân...

Là chỗ dựa của giađình, bề ngoài ông Hùng luôn cố tỏ ra cứng rắn, nhưng bên trong thì chết từngkhúc ruột. Tôi còn nhớ, khi nhận xét về ông, Luật sư Nguyễn Anh Thơm, người nhậnbào chữa cho Nghĩa nói rằng: Tiếp xúc với ông Hùng, tôi đặc biệt kính trọng ông,một người cha hết mực yêu thương con. Tôi coi việc bào chữa cho Nghĩa ở phiênphúc thẩm tới đây như một nén nhang gửi đến linh hồn một người cha đáng thương,đáng kính trọng.

Nhìn khói hương bảnglảng, nhìn di ảnh của ông Hùng, trong đầu tôi lại vang lên những câu mà người tathường đọc cho nhau nghe vào mỗi dịp Lễ Vu lan - Báo hiếu: “Đi khắp thế giankhông ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha... Tần tảo sớmhôm mẹ nuôi con khôn lớn. Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con. Ai còn mẹxin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!”. Nói về nỗi đau củagia đình mình trước hậu quả tày trời mà Nghĩa gây ra, ông Hùng đã nhiều lần giãibày với cánh phóng viên: “Xét về nỗi đau thì chúng tôi đều có những nỗi đauriêng. Gia đình cháu Phương Linh đau đớn vì mất con. Gia đình cháu Yến đau khổvì vô tình trở thành nạn nhân của Nghĩa. Với gia đình tôi, Nghĩa đến giờ phútnày vẫn còn sống nhưng thực chất chỉ còn phần xác, chứ phần hồn thì đã chết rồi.Một người sống mà như đã chết, sống trong sự dằn vặt của lương tâm, đối diện vớisự lên án của xã hội thì đau đớn nào bằng?”. Với xã hội, Nghĩa là kẻ có tội,nhưng với ông bà Chuân, đó là đứa con trai ông bà hết mực thương yêu và hy vọng.Những cố gắng, khát khao, cả hy vọng mong manh của ông Hùng, là tình phụ tử,nghĩa cha con, thăm thẳm, vời vợi…

Bà Chuân nghẹn ngào:“Trên đời, liệu có nỗi đau nào bằng việc cha chết mà con không được biết, khôngđược đưa cha đến nơi an nghỉ cuối cùng?”. Bà nghe báo chí nói mấy ngày nay tâmthần thằng Nghĩa không được bình thường như những ngày vợ chồng ông bà lên thăm.Mấy lần bà Chuân định lên thăm con, nhưng sợ nó không chịu đựng được khi nghetin bố mất, bà đành gạt nước mắt, nén đau đớn, ngày đêm kêu khấn chồng phù hộcho con trai.

Câu chuyện của tôivà bà Chuân chỉ kéo dài chừng 15 phút, liên tục bị ngắt quãng bởi bà Chuân bịchoáng, khó thở. Lo cho sức khỏe của bà, tôi xin phép cáo lui. Ra đến cửa, bàChuân còn vẫy với theo, nói trong hơi đứt quãng đầy mệt mỏi:  Nhờ nhà báocho tôi gửi lời cảm ơn đến những người tốt mà tôi không kịp biết tên, đã giúpgia đình tôi hết lòng khi chúng tôi bị tai nạn ở Hải Dương. Cảm ơn bà con lốixóm luôn có mặt bên tôi những ngày hoạn nạn, nếu không có họ, chắc tôi chết mất!

Những tấmlòng bao dung

Đúng như bà Chuânnói, nếu không có những người tốt xung quanh, chắc bà khó có thể đứng vững đếnhôm nay. Tôi đã gặp ông Lê Đình Gia, 54 tuổi, nhà số 108 ngõ Điện nước, phườngLãm Hà (quận Kiến An, Hải Phòng); ông Phạm Văn Quảng, Tổ trưởng tổ dân phố số 7,phường Lãm Hà - nơi gia đình ông Hùng, bà Chuân ở và nhiều người hàng xómkhác... Tất cả đều quá bất ngờ và đau xót, cảm thông với những gì gia đình bàChuân đang phải gánh chịu. Nhiều ông, bà cùng tổ dân phố tâm sự: “Chuyện gì đichuyện đó, ai gây tội thì phải chịu tội, nhưng gia đình bà Chuân là gia đình nềnnếp, sống hòa thuận và luôn giúp đỡ những người xung quanh, chính vì vậy, khi bàChuân gặp nạn, chúng tôi xúm vào giúp là nhẽ thường tình”. Khi thằng Nghĩa bịbắt, nhiều người sang thăm hỏi, động viên ông Hùng, bà Chuân giữ sức khỏe để locho con. Khi ông Hùng đột ngột qua đời, hàng xóm lại tất tả người dựng rạp, logọi đội tang lễ, người lo chỗ chôn cất... Bà con coi như việc của nhà mình.

Biết hy vọng mongmanh của bà Chuân, sự bấu víu cuối cùng để cứu sự sống của con trai là được phíagia đình bị hại xin giảm án cho Nghĩa, một số người hàng xóm của bà Chuân kể chotôi biết là họ đã tự tìm tài liệu về các vụ án giết người do tòa án xét xử nhữngnăm qua mà gia đình bị hại đã xin giảm án cho bị cáo. Họ đưa ra những ví dụ nhưvụ án do TAND TP Hồ Chí Minh xét xử mới đây, mẹ của nạn nhân Nguyễn Kim Tiến đãxin giảm án cho những kẻ đã đánh đập dã man khiến con mình phải chết. Bà nói:“Có gia đình nào mất con mà không đau đớn. Nhưng chúng tôi muốn lấy ơn báo oánbởi chúng tôi biết cha mẹ các bị cáo ở đây cũng chẳng sung sướng gì khi con mìnhphạm tội ác tày trời”. Hay như vụ án bị cáo Phạm Văn Thắng phạm tội giết người,TAND TP Hà Nội mới xét xử, bố của nạn nhân cũng đã xin giảm án cho Thắng với lýdo: - “Con tôi đã mất rồi, nỗi đau này không gì bù đắp nổi và có làm gì đi nữa,con tôi cũng không sống lại được. Vì vậy, tôi mong Thắng sẽ có cơ hội được giảmán để làm lại cuộc đời”. Rồi chuyện người cha một nạn nhân xin cho bị cáo NguyễnThế Năng giảm án tại phiên tòa do TAND TP Hồ Chí Minh xét xử. Trước tòa ông nói:“Vì tình thương yêu đối với con, tôi không bao giờ tha thứ cho kẻ đã giết congái mình. Nhưng một lần nói chuyện với mẹ Năng qua điện thoại, bà ấy bảo: “Khôngcó người mẹ nào có thể chịu được hình ảnh người ta cột con mình vào một cái câyđể bắn. Như thế, thà tôi chết trước còn hơn”. Vậy là tôi quyết định, dù điều đóthật không dễ với tình cảm của tôi cùng sự phản đối quyết liệt của gia đình”. Đểcó thể dự phiên tòa, ông phải dậy từ 3 giờ sáng, một mình đi xe máy từ KiênGiang lên TP Hồ Chí Minh. Có người khuyên ông chỉ cần viết một lá đơn xin miễntội chết cho Năng gửi đến tòa là đủ, khỏi phải lặn lội, ông lắc đầu: “Giúp ngườiphải giúp cho trót. Tôi phải lên đây nói cho rõ, may ra tòa mới tin mà xem xétcho nó. Mong là nó biết hối lỗi, biết thương mẹ mà sống có ích”...

Ông Gia, ông Quảngtâm sự: Mình không vào hoàn cảnh gia đình bị nạn, nên không thấu hiểu hết nỗiđau. Nhưng người Việt chúng ta vừa trọng lý, vừa trọng tình. Chẳng ai muốn cáiác tồn tại, nhưng lòng người bao dung thì không có giới hạn. Tha thứ, đâu cónghĩa là chấp nhận và dung dưỡng cái ác, mà là cho người ta cơ hội, quay đầu làmlại.

Nghe chuyện của hàngxóm kể, bà Chuân chỉ khóc ròng, với bà bây giờ, đó đang là những câu chuyện cổtích.

Ông Quảng kể thêmrằng, những người dân ở ngõ nhỏ này sợ nhất những khi tòa chuẩn bị xét xử thằngNghĩa, khi ông Hùng bị tai nạn giao thông..., bọn trẻ bán báo dạo cứ oang oang,chĩa tiếng loa rao những ngôn từ kinh dị, giật gân, vô cảm..., như khoét sâu vàonỗi đau của gia đình người ta. Không ít lần ông Quảng và nhiều người dân khác đãphải ra nói với những người bán báo: “Ở đây, nỗi đau đã quá đủ rồi, xin đi chỗkhác mà rao bán cho chúng tôi nhờ”.

Vài ngày nữa vụ ánNguyễn Đức Nghĩa phạm tội giết người sẽ được xét xử phúc thẩm. Nhiều người nói,trước phiên tòa, nếu như gia đình bị hại xin giảm án cho Nghĩa, may ra nó còn cơhội sống. Những người khác lại nói, dù được xin giảm án, chưa chắc Nghĩa thoátkhỏi án tử hình vì tội của nó nặng thế cơ mà. Không ít người nghĩ rằng, khi biếttin cha chết, mẹ đã đau đớn, sống dở, chết dở vì mình, cùng sự dằn vặt lương tâmmỗi ngày về tội ác tày trời... có may mắn được sống cũng là cực hình khủngkhiếp.

Vụ án Nguyễn ĐứcNghĩa được dư luận đặc biệt quan tâm, báo chí phản ánh khá tỉ mỉ suốt một thờigian dài. Không ít bài báo mô tả vụ án ly kỳ như phim kinh dị... Nhưng rồi quathời gian, câu chuyện cũng dần chìm dòng chảy ào ạt của cuộc sống. Nỗi đau củacả hai phía gia đình bị cáo và bị hại có thể cũng lắng dần theo năm tháng. Nhưngcó một điều chắc chắn đọng mãi là tình hàng xóm tắt lửa tối đèn, tình người khihoạn nạn có nhau sẽ còn được lan truyền, cùng với những bài học về đạo nghĩa chacon, đạo làm người sẽ được nhắc mãi.

Tôi rời con ngõ nhỏở phường Lãm Hà lúc trời nhá nhem tối. Gió mùa đông bắc lùa về lạnh tê lòng. Ánhđèn từ những căn nhà công nhân nghèo hắt ra le lói. Đêm xóm thợ có người hàngxóm đang phải chịu nỗi đau tột cùng: chồng mất, con bị tuyên án tử hình như dàihơn. Tuy vậy, nhiều người vẫn tin: ở trên đời còn có những tấm lòng…

Theo Hà NộiMới



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.