Từ Biệt động Sài Gòn đến Những đứa con…

Những ngày này, đoàn làm phim Con của chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, được xem là phần 2 của bộ phim Biệt động Sài Gòn (BĐSG), đang trong giai đoạn nước rút chuẩn bị để kịp bấm máy vào tháng Năm.

Những ngàynày, đoàn làm phim Con của chiến sĩBiệt động Sài Gòn, được xem là phần 2của bộ phim Biệt động Sài Gòn (BĐSG),đang trong giai đoạn nước rút chuẩn bị để kịp bấm máy vào tháng Năm. Sau 30 năm,đạo diễn Long Vân, sẽ lại ngồi sau máy quay chỉ đạo diễn xuất cho những “chiếnsĩ biệt động thời đại mới”, vẫn còn vẹn nguyên những cảm xúc thuở ban đầu khithực hiện bộ phim có nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhất của đời ông.

TừBiệt động Sài Gòn…

Có lẽ cho tới tận hômnay, chưa có bộ phim Việt Nam nào lập được kỳ tích về khán giả nhưBĐSG. Ngay khi công chiếu (năm 1980),BĐSG đã tạo nên “cơn sốt” trên cả nước.Ước tính có khoảng 10 triệu khán giả mua vé để xem bằng được bộ phim màu đầutiên của điện ảnh Việt Nam này, thậm chí, có nơi khán giả chen nhau mua vé làmđổ tường, gây chết người! Và cho tới hôm nay, có lẽ cũng chưa bộ phim Việt Namnào để lại nhiều chuyện “phía sau màn ảnh” đến như vậy, với không ít chuyện…likì liên quan tới dàn diễn viên mà sau này, từ bệ phóngBĐSG đều trở thành ngôi sao của điệnảnh Việt Nam, cho tới những li kì trên trường quay.v.v... Thế nhưng ít ai biết ýtưởng làm phim đã đến một cách rất tình cờ.

Từ Biệt động Sài Gòn đến Những đứa con…
Đoàn phim BĐSG chụp ảnh lưu niệm cùng nguyên mẫu của nhiều nhân vật trong phim, những chiến sĩ BĐSG “thứ thiệt”.

32 nămtrước, khi đang thực hiện bộ phim Cho cả ngàymai, đạo diễn Long Vân gặp Thiếu tướng Trần Hải Phụng (từng là Tư lệnhBiệt động Sài Gòn, Bộ Tư lệnh Biệt động thành). Được biết Long Vân là đạo diễnphim Nơi gặp của tình yêu mà ông rấtthích, Thiếu tướng gợi ý: “Hay là ông giúp chúng tôi làm phim về các chiến sĩbiệt động thành. Chúng tôi sẽ hết lòng hỗ trợ kể cả về kinh phí”. Nhận thấy đâylà một ý hay nên đạo diễn Long Vân đồng ý ngay và nhờ Thiếu tướng Hải Phụng giúpgặp những chiến sĩ biệt động bằng xương bằng thịt đã đánh những trận ác liệt ởSài Gòn. Từ đó, những câu chuyện từ người thật việc thật như Tư Chu (Tư Chungtrên phim), Bảy Bê (Sáu Tâm), Năm Nè (K9)... đã giúp đạo diễn Long Vân mườngtượng rõ hơn về những “chiến sĩ biệt động” của mình trên phim. Ông nhanh chóngbàn với lãnh đạo Hãng phim truyện Việt Nam và cùng nhà biên kịch Lê Phương bắttay vào viết kịch bản. “Nếu không có cốt lõi sự thật là đời sống và những chiếncông của chiến sĩ biệt động, cùng sự tình cờ may mắn nhận được lời gợi ý củathiếu tướng Hải Phụng thì đã không có BĐSG”, đạo diễn Long Vân khẳng định.

Tên ban đầu của bộphim là Những thiên thần ra trận nhưngmột lần, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Bí thư thành ủy lúc bấy giờ, tâm sự:“Chiến sĩ biệt động Sài Gòn của chúng tôi hayhơn, thật hơn những thiên thần nhiều. Chiến công của họ thiên thần không làmđược đâu. Sao không cứ là Biệt động Sài Gòn thôi?”. Đúng là cái tên Những thiênthần ra trận nghe nhiều phần hoa mĩ, bởi vậy làm xong tập 1 đạo diễn Long Vânquyết định chọn BĐSG vì “không có gì đúng hơn sự thật”.

BĐSG gồm 4 tập được làm ròng rã trong 4năm và đoàn phim, đa phần từ miền Bắc, cũng phải “đóng quân” tại Sài Gòn suốtthời gian này. “Đóng quân” được hiểu đúng nghĩa đen của nó: hết giờ quay, cácdiễn viên phải về “đại bản doanh” tại đường Đồn Đất (nay là đường Thái Văn Lung,quận 1) chứ không được la cà đi đâu, theo như kỷ luật quân đội. Thời gian làmphim dài, nên trong đoàn làm phim có cả nhà trẻ để giữ con cho các thành viêntrong đoàn. Đặc biệt, có trường hợp cô nhân viên phụ trách hóa trang trong 4 nămđã kịp lấy chồng và sinh con ngay trên đất Sài Gòn. Đạo diễn Long Vân cũngchuyển trường cho cô con gái 13 tuổi của mình (Vân Dung - người đóng vai em bébán báo trong phim) vào Sài Gòn trong 4 năm vừa học vừa làm phim.

Đạo diễn Long Vân chobiết có một cảnh phim mà ông nhớ nhất và cũng thích nhất là khi Ngọc Mai tỏ tìnhvới Tư Chung (đã có người yêu là “ni cô” Huyền Trang). Tư Chung biết được nỗilòng của Ngọc Mai nên tế nhị không trả lời và ra khỏi phòng. Ngọc Mai vô cùngđau khổ nhìn vào gương với những giằng xé: tại sao mình cũng đẹp, cũng hết lòngcho cách mạng mà số phận lại hẩm hiu vậy, nên đã cầm lọ nước hoa trên bàn némthẳng vào gương. Đoàn đã thủ sẵn 3 cái gương cho cảnh quay nhưng chỉ sau đúp đầutiên, đạo diễn đã tuyên bố không cần quay thêm nữa vì không biết trời xui đấtkhiến thế nào hay nghệ thuật ném gương của Ngọc Mai (Hà Xuyên thủ diễn) cao taymà mảnh gương đã vỡ theo hình… trăng khuyết. Đúng là “cảnh trời cho”!

“Đa sốnhững nhân vật trên phim đều lấy cảm hứng từ những nguyên mẫu ngoài đời. Trênphim, những chiến công của họ được tô điểm sinh động qua những mối tình – nócũng có cốt lõi là sự thật, bởi có một kinh nghiệm được xem là “chân lý” trong“nghề biệt động”, đó là: “nơi nuôi giấu biệt động an toàn nhất là trong… tráitim người phụ nữ”! - đạo diễn Long Vân tiết lộ.

Từ Biệt động Sài Gòn đến Những đứa con…
Đạo diễn Long Vân thăm Đại tá Tư Chu, nguyên mẫu
của nhân vật Tư Chung trong phim BĐSG


…đến con của chiến sĩ biệt động Sài Gòn

Phải 30 năm sau, đạodiễn Long Vân mới bắt tay vào thực hiện phần 2 củaBĐSG nói về thế hệ con cháu của nhữngchiến sĩ biệt động năm xưa đang là những chiến sĩ công an nhân dân trên mặt trậnchống tội phạm giữ an ninh cho đất nước với tên gọiCon của chiến sĩ biệt động Sài Gòn. Lầnnày, ý tưởng làm phim được ông ấp ủ từ lâu và cũng đến từ gợi ý của một đồng chílãnh đạo công an cấp cao. Cách đây 2 năm, tình cờ trò chuyện, đại tá Nguyễn XuânHải, trưởng ban biên tập báo Văn nghệ công an,rất thích thú và lao vào viết kịch bản. Đạo diễn Long Vân cũng bắt đầu tìm kiếmnhững “chiến sĩ biệt động” thế hệ thứ hai.

“Bộ phim chủ yếu thểhiện sinh động hình ảnh của lớp trẻ sau 30 năm giải phóng đất nước. Họ được sinhra, lớn lên và trưởng thành trong hòa bình và phải sống ra sao để xứng đáng vớicha anh họ, thừa kế được bản lĩnh, tinh thần của người đi trước”, đạo diễn LongVân cho biết. Để chuẩn bị, đoàn làm phim đã gặp lại bà Trương Mỹ Hoa và TrươngMỹ Lệ, được 2 cựu biệt động Sài Gòn này động viên rất lớn về mặt tinh thần. Đạodiễn Long Vân cũng đã tìm lại đại tá Tư Chu (nguyên Phó Tư lệnh biệt động SàiGòn, nguyên mẫu Tư Chung, “trùm biệt động” hào hoa, đầy bản lĩnh ởBĐSG), để báo tin mình sẽ làm BĐSG phần2. “Ông Tư Chu đã yếu lắm rồi, không nói được nữa. Đã 30 năm rồi không ngờ ôngấy vẫn còn nhớ tôi. Nghe có đạo diễn Long Vân đến gặp là ông ấy đồng ý gặp ngay.Khi tôi nói: “Tôi vào đây để làm phim về con của biệt động Sài Gòn”, ông ấy bèncười rồi giơ ngón tay cái lên tỏ ý thích thú. Tôi vô cùng xúc động, chiến sĩbiệt động lừng lẫy một thời, người đã tổ chức nhiều trận đánh lớn, là nguyên mẫunhân vật Tư Chung của tôi, đã sắp đi xa. Tôi nhất định phải làm bộ phim này thậttốt”, đạo diễn Long Vân xúc động nói.

Tuy nhiên đạo diễnBĐSG cũng bộc bạch: “Ngày xưa 4 tậpphim tôi làm trong 4 năm. Bây giờ trong nửa năm phải làm 36 tập. Ngày xưa diễnviên giỏi nghề, hết mình cho vai diễn. Ngày nay có nhiều phim, diễn viên cónhiều sự lựa chọn, dễ bị phân tâm. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức có thể.Nếu BĐSG được 9 thì “đời con” cũng đạtcỡ 6 - 7. Phim thời kinh tế thị trường mà, cũng mong quý khán giả thông cảm!”.

Theo Từ Biệt động Sài Gòn đến Những đứa con…

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.