Phương pháp chữa dứt điểm ngạt mũi cho trẻ

Trẻ bị ngạt mũi thường hay quấy khóc, hơn thế tình trạng ngạt mũi lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế các mẹ nên tìm cách chữa dứt điểm tình trạng ngạt mũi cho trẻ để trẻ có thể vui chơi khỏe mạnh.

Trẻ bị ngạt mũi thường hay quấy khóc, hơn thế tình trạng ngạt mũi lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế các mẹ nên tìm cách chữa dứt điểm tình trạng ngạt mũi cho trẻ để trẻ có thể vui chơi khỏe mạnh.

Dưới đây là những cách chữa ngạt mũi cho trẻ đơn giản nhất.

Nguyên nhân bệnh ngạt mũi (Nghẹt mũi)

Dị tật bẩm sinh: Thường gặp ở trẻ mới đẻ do cửa mũi phía sau bị bịt bởi một lớp màng hoặc mảnh xương. Trẻ thường khó thở do phản xạ thở bằng mồm chưa hoàn thiện. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể tử vong.

Viêm nhiễm: Viêm mũi họng ở trẻ em, viêm mũi xoang…

Phương pháp chữa dứt điểm ngạt mũi cho trẻ - 2

Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi: Thường do trẻ em tự nhét vào mũi các hạt lạc, sáp màu…

Rối loạn cảm giác ở mũi: Đường thở thông nhưng bệnh nhân vẫn kêu ngạt mũi, thường xảy ra ở những người mất cảm giác tại mũi.

Rối loạn nội tiết: Hay xảy ra ở những phụ nữ có thai.

Triệu chứng của bệnh nghẹt mũi

Một số trường hợp tắc mũi gây ù tai, nghe kém do viêm phù nề và mủ đọng (làm tắc đường thông thương giữa mũi và tai). Viêm nhiễm ở mũi lâu dài có thể lan lên mắt, gây viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt (thông qua ống dẫn mắt mũi). Tình trạng ngạt tắc mũi thường xuyên ảnh hưởng xấu đến khuôn mặt như gây hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô, lồng ngực xẹp… Bệnh nhân ngạt mũi thường xuyên thường bị thiếu không khí nên không được linh hoạt, hay chậm chạp, lười biếng, nhức đầu và khó tập trung tư tưởng.

Cách điều trị ngạt mũi ở trẻ

Ngạt mũi làm bé thấy rất khó chịu và bị kích thích cả ngày lẫn đêm. Ngạt mũi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà bé phải đối mặt nhưng mẹ có thể tự mình ‘điều trị’ cho con dễ dàng.

Trong khi điều trị ngạt mũi của bé, hãy nhớ rằng bé còn quá nhỏ để lạm dụng thuốc hay các biện pháp thô bạo.

Xông hơi

Hơi nước trong phòng tắm chẳng hạn là một trong những biện pháp tốt để khắc phục ngạt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu (xô) và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm.

Có thể thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.

Nước muối sinh lý nhỏ mũi


Nước muối là một phương thuốc phổ biến lại an toàn chữa ngạt mũi cho bé. Mẹ có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé) hoặc mẹ tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà. Để làm nước muối nhỏ mũi cho con rất đơn giản, mẹ chỉ cần pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được.

Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng từ cả hai phía. Trong khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.

Dụng cụ hút mũi

Khi bé bị sổ mũi hay ngạt mũi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi (dạng ống cao su hoặc dạng 2 vòi thông nhau) để loại bỏ dịch mũi cho con. Hút mũi sạch khiến bé thở, ăn và ngủ ngon hơn.

Bên cạnh ống hút mũi, mẹ cần mua nước nhỏ mũi dạng muối sinh lý để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi của con trước khi hút. Nước mũi muối sinh lý dễ dàng được mua tại các nhà thuốc hoặc mẹ tự pha ở nhà theo tỷ lệ ¼ thìa muối với 200ml nước ấm. Nếu tự pha nước muối nhỏ mũi, nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín, để ở nơi khô ráo.

Cách dùng ống hút mũi dạng bầu: Bé có thể không chịu “hợp tác” nhưng dụng cụ hút mũi này thường không gây đau. Tốt nhất nên hút mũi cho bé trước khi ăn, vì việc kích thích ở mũi khi đã ăn no có thể làm bé bị nôn trớ.

Bắt đầu bằng cách cho bé nằm trong lòng mẹ, với đầu của bé kê trên hai đầu gối mẹ, chân chống vào bụng mẹ, để đầu bé hơi ngửa ra đằng sau. Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi và giữ nguyên đầu bé ở tư thế đó trong khoảng 10 giây. Lau mũi nhẹ nhàng cho bé sau khi nhỏ nước muối.

Bóp nhẹ bầu ống hút mũi để tạo chân không, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu ống hút vào một bên mũi của bé. Từ từ thả bầu ống ra để hút dịch trong mũi. Nhấc ống ra bên ngoài, bóp bầu ống để dịch mũi chảy ra ngoài, sau đó lau vào khăn giấy. Lau sạch đầu ống hút mũi và lặp lại cách trên cho bên mũi còn lại.

Nếu bé còn ngạt mũi trong 5-10 phút sau đó, nhỏ nước mũi sinh lý một lần nữa và tiếp tục hút mũi. Tuy nhiên, không được hút mũi cho con quá 2-3 lần mỗi ngày vì làm như thế sẽ kích thích niêm mạc mũi. Đồng thời, mẹ cũng không nên nhỏ nước muối sinh lý cho bé quá 4 lần/ngày vì sẽ làm khô mũi và khiến tình hình nghiêm trọng hơn.

Ngạt mũi ở bé có thể xảy ra do nhiều lý do như cảm lạnh thông thường, dị ứng… Nếu các biện pháp khắc phục ngạt mũi cho bé kể trên không phát huy hiệu quả, mẹ nên cho con đi khám. Ngạt mũi phức tạp phải được bác sĩ kê thuốc chữa.

Lưu ý: Nhỏ mũi cho trẻ đúng cách

Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, chú ý không được dí sâu vào trong mũi bé.

Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mũi khoảng 2 giọt, chú ý khi nhỏ không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu mũi của bé.

Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.

Bước 4: Sau đó khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch mũi trong hốc mũi, dùng bóng hút hút đờm nhớt dịch mũi ra. Khi dùng bóng hút hút dịch một bên thì bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi tuyệt đối không được đưa sâu vào mũi trẻ, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra.

Bước 5: Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.

Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ngáy 4 lần đến khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi nữa thì dừng.

Ngoài ra chỉ được dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc nhỏ mũi khác khi được sự đồng ý của bác sĩ. Tuyệt đối không được dùng miệng hút mũi cho bé vì miệng người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho bé. Nếu tính trạng bệnh không tiến triển mà kéo dài thì chị nên đưa bé đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.

Theo Đời sống & Pháp luật


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.