'1001 kiểu hóc' đe dọa tính mạng trẻ

Khi trông trẻ, chỉ cần người lớn lơ là, mất tập trung, trẻ có thể gặp tai nạn nguy hiểm tính mạng.

Khi trông trẻ, chỉ cần người lớn lơ là, mất tập trung, trẻ có thể gặp tai nạn nguy hiểm tính mạng.

Vô vàn kiểu... hóc

Mới đây, một bé trai 3 tháng ăn cháo ăn thịt heo đã nuốt phải mảnh xương còn sót trong cháo. Mảnh xương găm vào phổ, làm bé suýt tử vong. Sau khi siêu âm, chụp X - quang và làm các xét nghiệm, bác sỹ Bệnh viện Nhi Đồng 1 chẩn đoán bé bị xẹp phổi giữa bên thùy trái. Cháu bé đã được phẫu thuật nội soi, gắp ra một mảnh xương có kích thước 0,3 x 0,5 cm.

Trước đó mấy hôm, bé Nguyễn Hữu Nghĩa (14 tháng) ở Bắc Giang bị hóc thạch rau câu, phải cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai trong trạng thái ngừng thở và ngừng tim.

'1001 kiểu hóc' đe dọa tính mạng trẻ - 1

Bé Nghĩa hóc thạch rau câu được cứu sống thần kỳ tại Bệnh viện Bạch Mai.

Bé Nghĩa bị hóc thạch rau câu, ho dữ dội, người tím tái. Gia đình vội đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Bắc Giang. Các bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa Bắc Giang đã tiến hành cấp cứu, bóp bóng thở, đặt nội khí quản nhưng bé Nghĩa vẫn rơi vào tình trạng hôn mê, tính mạng hết sức nguy kịch. Sau đó, bé được chuyển sang khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Bé nhập khoa nhi trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim. Bác sỹ đã phải cấp cứu bóp tim ngoài lồng ngực để giành lại sự sống cho cháu. Rất may mắn, sau 15 phút cấp cứu, tim bé đã đập trở lại. Cháu bé được cứu sống thần kỳ vì hóc thạch ở trẻ em được xem là một kiểu hóc nguy hiểm nhất, khó cứu nhất vì thạch có độ dẻo, đặc, khó tan, khó gắp ra nhất trong các loại dị vật.

Cách đây chưa đầy hai tháng, trong lúc cháu Nguyễn Thu Hà ( 4 tuổi, Yên Phong, Bắc Ninh) đang ngủ, bố cháu vào gọi cháu dậy để đưa con đi học. Vô tình đồng xu 2.000 đồng từ túi áo ngực của bố rơi thẳng vào miệng cháu. Vì đang ngáp nên đồng xu trôi thẳng vào thực quản. Sau khi đưa vào viện Bạch Mai cấp cứu, các bác sĩ trong khoa đã phải dùng kỹ thuật nội soi tiêu hóa để truy tìm và gắp đồng xu ra.

Kim băng, kẹp giấy cũng là một trong những di vật rất dễ gây hóc ở trẻ. Kim băng là vật dụng quen thuộc  trong chăm sóc trẻ em ở nước ta. Các bà mẹ thường dùng kim băng để ghim tã, đeo bùa, gài yếm, áo, khăn quấn cho trẻ. Rất nhiều mẹ dùng xong không cất cẩn thận khiến các bé tò mò cầm chơi rồi nuốt phải kim băng rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trẻ bị hóc kim băng phải đi cấp cứu ở bệnh viện.

Năm ngoái, một bé gái 9 tháng tuổi ở Quảng Nam được đưa đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng I TP. HCM vì nuốt kim băng. Buổi sáng, trong lúc mẹ thay quần áo cho cháu, có sơ ý để chiếc kim băng đã mở ghim nêm cạnh chỗ bé nằm. Cháu lấy cầm chơi rồi nuốt vào bụng. Mẹ cháu bé tá hỏa đưa cháu đi cấp cứu ở bệnh viện. May mắn là đã không cắm vướng vào dạ dày hay ruột của cháu bé nên nằm viện điều trị được 1 ngày thì cháu đi tiêu ra phân có lẫn chiếc kim băng.

Trước đó có trường hợp bé trai 5 tuổi ở Bình Định bị thủng động mạch vì hóc kẹp giấy. Cháu V. nhập viện trong tình trạng ói ra máu ồ ạt do bị dị vật đâm vào đường thở gây nhiễm trùng. Sau khi tiến hành mở cấp cứu, các bác sĩ phát hiện bệnh nhi có một kẹp giấy đâm vào mạch máu. Các bác sĩ đã kẹp động mạch chủ, khâu cầm máu, hồi sức tuần hoàn, truyền máu giúp tim của bệnh nhi hoạt động trở lại.

Hóc các loại hạt như hạt hoa quả, hạt dưa, hạt bí... cũng là tai nạn thường gặp ở trẻ. Theo chuyên gia y tế, khi bị hóc, sặc, nguy cơ hạt hoặc vỏ hạt rơi vào đường thở rất cao; thậm chí rơi vào phổi trẻ. Đầu năm nay, cháu bé 30 tháng tuổi ở TP. HCM đã tử vong vì hóc hạt hồng xiêm. Hay cháu bé 16 tháng tuổi ở  Mỹ Tho, Tiền Giang rơi vào đời sống thực vật vì hóc hạt mãng cầu.

Sơ cứu đúng cách giúp trẻ thoát nạn

Thống kê nhiều năm cho thấy, tỉ lệ trẻ bị hóc nhiều nhất rơi vào trẻ mới tập bò hoặc đang tập đi chập chững. Khi trông trẻ, người lớn chỉ cần bất cẩn, lơ là một phút, thậm chí vài giây có thể gây nên những nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

'1001 kiểu hóc' đe dọa tính mạng trẻ - 3

Khi trẻ bị hóc, việc sơ cứu đúng cách vô cùng quan trọng. (Ảnh minh họa).

PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, khuyến cáo, trẻ thường hiếu động và tò mò với những vật tròn, nhỏ xung quanh và rất hay cho vào miệng theo phản xạ. Vì thế, cha mẹ cần hạn chế tối đa những vật nhỏ như hạt hoa quả, hay vòng, hạt tròn... xuất hiện trong không gian chơi của trẻ nhỏ. Khi ăn thạch hoặc các đồ ăn có hạt (na, hồng, táo…) cần có sự giám sát của người lớn, bỏ hạt cho trẻ trước khi ăn.

Theo BS Nguyễn Văn Lộc, Nguyên phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương, khi bị hóc, việc sơ cứu là vô cùng quan trọng. Vì dị vật thường chèn ép đường thở, nếu không sơ cứu, bé sẽ bị ngừng thở.  Chỉ cần sau 5 - 7 phút ngừng thở là đủ khiến não thiếu ôxi trầm trọng và rất khó cứu.

Cha mẹ cần lưu ý, khi trẻ bị hóc dị vật, tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn. Trong trường hợp trẻ tím tái, ngưng thở, cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất và dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn, trẻ sẽ dễ thở hơn. Sau đó đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được xử trí cấp cứu ngay.

Theo Eva


Trai trẻ và cái kết ê chề khi góp 'vốn tự có' vào công ty của quý bà hồi xuân đang cô đơn
Ngay buổi tối hôm đó, bà chủ giữ tôi ở lại với lý do giúp bà dọn dẹp căn phòng vừa bày biện cho buổi tiệc sinh nhật. Rồi cái gì đến phải đến khi bà chủ thủ thỉ ngọt ngào rằng nếu tôi “chiều” theo ý bà, bà sẽ dành cho tôi một suất là cổ đông trong công ty mà không cần có tiền góp vốn!

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.