4 cách hạ sốt sai lầm của mẹ khiến bệnh của trẻ càng nặng hơn

Khi thấy con bị sốt, nhiều bậc cha mẹ đã tìm đến những phương pháp hạ sốt thiếu cơ sở khoa học mà mang lại hậu quả khôn lường cho con em mình.

Khi thấy con bị sốt, nhiều bậc cha mẹ đã tìm đến những phương pháp hạ sốt thiếu cơ sở khoa học mà mang lại hậu quả khôn lường cho con em mình.

Dùng miếng dán hạ sốt thay thuốc hạ sốt


Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con bị sốt thay vì cho con uống thuốc, các mẹ mua miếng dán hạ sốt cho con dùng vì sợ con uống nhiều thuốc sẽ không tốt. Tuy nhiên miếng dán hạ sốt không thể chữa bệnh, nếu lạm dụng còn có thể dẫn đến nhiều trường hợp nguy hiểm cho tính mạng của trẻ nhỏ. Đặc biệt khi trẻ sốt cao, phụ huynh không cho đi khám mà lại giữ nhà dùng miếng dán. Việc này khiến tình trạng của bé dễ trở nên nguy kịch, ảnh hưởng tính mạng.

3
Chưa có  bằng chứng khoa học miếng dán hạ sốt có tác dụng hạ sốt (ảnh minh họa)

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho rằng việc lạm dụng miếng dán để hạ sốt là sai lầm.

PGS Dũng cho biết, ông đã gặp rất nhiều trường hợp trẻ sốt nặng, biến chứng vì cha mẹ cho con dán miếng dán hạ sốt mà không cho các cháu uống thuốc hạ sốt ngay. Nhiều bậc phụ huynh còn cho miếng dán vào ngăn mát rồi dán vào trán cho trẻ. Cơ chế hạ nhiệt của miếng dán được quảng cáo là hấp thu nhiệt và phân tán ra ngoài nhưng thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng của phương pháp này.

Khi dùng miếng dán hạ sốt, sờ da trẻ sẽ thấy mát hơn nhưng thực tế nhiệt độ cơ thể không hề giảm. Thậm chí trẻ có thể bị nặng hơn vì ngấm lạnh vào người.

 Hạ sốt bằng chườm đá lạnh hoặc dùng chanh xoa

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra triệu chứng sốt cho trẻ. Nếu bố mẹ không rõ nguyên nhân. Thay vì cho con uống thuốc các mẹ thường cho nước đá vào túi ni-lông hoặc bọc vải rồi chườm cho trẻ. Cách này chỉ giúp làm mát tại vị trí chườm nhưng lại dễ làm trẻ bị “bỏng lạnh”, gây co mạch khiến nhiệt càng khó thoát ra ngoài dẫn đến sốt cao hơn. Ngoài ra, đá lạnh có thể khiến trẻ bị sưng phổi. 

2
Dùng đá lạnh hạ sốt trẻ có thể bị co mạch (ảnh minh họa)

Còn cách hạ nhiệt bằng việc dùng chanh xoa cho trẻ sẽ làm phỏng da hay hư da vì trong chanh có chứa axit loãng. Nếu nặn chanh hay chất gì vào miệng khi trẻ sốt cao dễ gây sặc và tử vong ở trẻ.

Cạo gió, cắt lể để nặn máu độc, hạ sốt

Cạo gió được xem là phương pháp chữa bệnh dân gian được dùng phổ biến. Tuy nhiên, nếu cạo gió cho trẻ bị rối loạn đông máu, việc cầm máu sẽ rất khó khăn. Đặc biệt, khi trẻ bị sốt xuất huyết, bác sĩ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió. Do đó, tuyệt đối không cạo gió, cắt lể khi trẻ sốt.

Dùng tay để đo nhiệt độ cho trẻ

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen dùng tay để xác định nhiệt độ của con. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo cách xác định thân nhiệt cho trẻ bằng cảm quan như vậy sẽ không chính xác. Cha mẹ phải dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ cho trẻ.

1
 Dùng tay đo nhiệt độ sẽ không chính xác  (ảnh minh họa)

Dụng cụ có thể sử dụng là nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế điện tử để đo nách, đo tai, đo trán/thái dương. Tuy nhiên, hiện nay không nên sử dụng nhiệt kế thủy ngân vì không an toàn. Thủy ngân rất độc, nếu nhiệt kế bị vỡ sẽ gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt là trong trường hợp trẻ nuốt phải.

Với trẻ sơ sinh, nên sử dụng nhiệt kế điện tử để kẹp vào nách. Với trẻ 3 tháng - 5 tuổi, có thể lấy nhiệt độ tại nách hoặc tai. Trẻ lớn hơn thì có thể lấy ở nách là chủ yếu.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.