4 điều "cấm kị” bạn tuyệt đối không làm khi có tuyết

Tuyết là một hiện tượng tương đối hiếm gặp ở Việt Nam, do đó rất ít người biết được những điều không nên làm khi tuyết rơi.

Tuyết là một hiện tượng tương đối hiếm gặp ở Việt Nam, do đó rất ít người biết được những điều không nên làm khi tuyết rơi.

Tuyết rơi xảy ra khi thời tiết trở nên cực kì lạnh, xuống dưới mức nhiệt độ 0°C. Đây là một hiện tượng thường thấy ở vùng ôn đới, tuy nhiên tuyết lại là "của hiếm" lâu lâu mới có một lần đối với Việt Nam chúng ta.

Cũng chính vì thế mà ít người biết được một số điều nhất quyết không làm khi trời lạnh đến mức có tuyết.

1. Liếm băng là một trò thách thức "điên rồ"

Mối nguy hiểm khi liếm một chiếc cột bằng đóng băng giữa trời tuyết là vô cùng. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Lời giải thích khoa học đằng sau hiện tượng "thốn đến tận rốn" là do nhiệt độ kim loại ở mức rất đã hút hết nhiệt từ nước bọt trên lưỡi chúng ta rồi... đóng băng luôn phần nước đó.

Như vậy nó đã biến phần nước bọt tiếp xúc giữa lưỡi và kim loại thành một dạng "keo" siêu dính.

Và một khi đã dính vào thì rất khó để lấy lại lưỡi của bạn lành lặn mà không trải qua đau đớn như anh chàng trên.

2. Không… ăn tuyết

Do màu trắng tinh khôi của mình, tuyết luôn được gắn với hình ảnh của sự tinh khiết, sạch sẽ thậm chí có thể ăn được. Tuy nhiên các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng khi ăn tuyết, bạn thực chất đang ăn một nắm… bụi!

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng tuyết trên thực tế mang đầy các chất ô nhiễm. Đó là bởi vì tuyết có khả năng hấp thụ các hạt ô nhiễm siêu nhỏ trong không khí. Đây chính là những loại hạt thường thấy trong khí thải xe ô tô, xe máy.

Kết quả này được xác nhận bằng một thí nghiệm nhỏ. Cụ thể, các nhà khoa học cho tuyết vào một hộp nhỏ chứa khí thải như benzene, toluene, xylene, và kết quả cho thấy các loại hạt này tích tụ với mức độ rất kinh khủng trong tuyết.

Nguyên nhân là vì tuyết giống như một miếng "bông gòn", nên đã thấm hết khí ô nhiễm vào trong. Sau khi tuyết tan, các chất này được cho là sẽ hòa vào nước hoặc quay trở lại không khí.

Bên cạnh đó, có một loại tuyết mà bạn chắc chắn tuyệt đối không thể ăn: tuyết màu vàng. Loại tuyết đó rất đẹp, nhưng nguyên nhân tạo ra nó thì là vì... có người tiểu ra đó hoặc chúng đã nhiễm hóa chất rồi.

3. Lao động nặng hay quá lâu trong vùng băng tuyết

Trong thời tiết lạnh đến mức hóa tuyết, việc lao động nặng có thể thực sự giết chết bạn nếu không cẩn thận.

Ở các nước ôn đới, dọn tuyết là một hoạt động tương đối nặng
Ở các nước ôn đới, dọn tuyết là một hoạt động tương đối nặng

Tại sao ư? Theo các nghiên cứu thì lao động mạnh có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim một cách đột ngột. Trong khi đó, nhiệt độ lạnh dưới 0°C cũng dễ dàng gây co thắt các mạch máu, làm giảm lượng máu được đưa đến tim.

Tất cả những tác động này hợp lại có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim ở những người có sức khỏe yếu và gây đến tử vong.

Chính vì thế, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên khởi động kỹ càng trước khi "vận sức" trong điều kiện thời tiết như vậy.

4. Trổ tài lái xe siêu hạng trên tuyết

Lái xe trong điều kiện thời tiết tuyết rơi là chuyến phiêu lưu thực sự vì tiềm ẩn vô số nguy hiểm.

Tại Mỹ, người ta đã thống kê được có đến 23% (khoảng 1,3 triệu) vụ tai nạn giao thông xảy ra hàng năm khi trời có tuyết.

Cụ thể, tuyết rơi cùng với nhiệt độ lạnh dưới 0°C sẽ làm hình thành một lớp băng trên mặt đường khiến bánh xe dễ dàng trơn trượt do mất tính ma sát.

Tuyết cũng làm cản trở tầm nhìn và gây khó khăn cho việc di chuyển của xe cộ. Thậm chí nhiệt độ thấp có thể khiến vài bộ phận của xe đóng băng hay làm hỏng động cơ đột ngột, biến xe bạn thành "sát thủ bất ngờ" trên đường.

Lái xe không cẩn thận, bạn sẽ thành sát thủ bất đắc dĩ đó
Lái xe không cẩn thận, bạn sẽ thành "sát thủ bất đắc dĩ"

Đặc biệt là tại Việt Nam khi mà băng tuyết chỉ xuất hiện trên các vùng núi đèo hiểm trở, việc di chuyển bằng các phương tiện xe cộ lại càng trở nên nguy hiểm.

Lời khuyên được đưa ra là di chuyển với tốc độ thấp và nếu có thể nên sử dụng loại lốp chuyên dụng cho trời tuyết, băng giá.

Theo Kenh14


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.