4 điều quan trọng nhất để phòng bệnh sởi trong đỉnh dịch

Dịch sởi đang được đặt trong tình trạng khẩn cấp do số ca mắc và tử vong nhiều bất thường, bố mẹ đừng bỏ qua những điều sau để phòng tránh bệnh sởi hiệu quả cho con.

Các biện pháp phòng bệnh sởi tập trung vào các nội dung quan trọng, bao gồm:

1. Tiêm phòng

Là biện pháp đầu tiên quan trọng nhất và hiệu quả nhất để phòng sởi. Trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi. Nếu con bạn chưa tiêm hoặc đã tiêm mà chưa đủ số mũi thì cần phải được tiêm cho đủ. Nếu bé đã được tiêm đủ 2 mũi đúng hạn như trên thì không cần phải tiêm ngừa thêm nữa.

Bạn nên hỏi tư vấn bác sĩ ngay bây giờ khi chưa thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho con và thực hiện theo chỉ dẫn.

2. Nâng cao đề kháng cho con

Dinh dưỡng và môi trường là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức đề kháng của trẻ. Trẻ cần được tăng cường dinh dưỡng bằng cách ăn đủ chất và khoa học, ăn (uống) nhiều hoa quả. Tuyệt đối không được trẻ bị suy dinh dưỡng.

Vệ sinh môi trường bằng cách giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi của trẻ. Tẩy trùng các vật dụng dùng chung và có tần suất sử dụng nhiều nhất trong nhà như cốc chén, bát đũa, chậu rửa mặt... Quần áo cần được giặt sạch sẽ và phơi khô.

Hướng dẫn và giúp trẻ vệ sinh cá nhân. Không cho trẻ đi chân đất, nghịch bẩn, rửa tay bằng xà phòng thật kỹ sau khi chơi hoặc đi vệ sinh, trước khi ăn... Tuyệt đối cấm và loại trừ thói quen mất vệ sinh như cắn móng tay, ăn bốc... của trẻ. Cần dạy trẻ về ý thức tự vệ sinh cá nhân khi ở nhà cũng như khi đi học.

Rửa mắt, mũi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9%.

Tiêm phòng sởi đúng thời gian và đủ liều là phương pháp hiệu quả nhất để phòng sởi.
Tiêm phòng sởi đúng thời gian và đủ liều là phương pháp hiệu quả nhất để phòng sởi.

3. Tránh xa nguồn bệnh

Không cho trẻ tới những nơi đông người.

Không cho trẻ tới nhà có người ốm hoặc chơi với trẻ khác đang bị ốm.

Nếu trẻ đã đi học (mầm non, mẫu giáo, tiểu học), cần dặn trẻ tránh tiếp xúc với các bạn có biểu hiện ốm (hắt hơi, xổ mũi, mặt đỏ, ốm sốt...).

Bản thân bố mẹ và những người trong nhà cũng cần tránh xa các nguồn bệnh vì rất có thể sẽ mang vi-rút về nhà và lây nhiễm cho trẻ. Nếu người lớn đã tiếp xúc với nguồn bệnh (phóng viên đi thực tế tại bệnh viện, người bình thường đi thăm/chăm nuôi người ốm...) thì phải đeo khẩu trang, dùng nước sát khuẩn khi tiếp xúc; khi về nhà cần phải thay đồ, vệ sinh cá nhân, giặt quần áo bằng nước sôi, rửa tay xà phòng sạch sẽ rồi mới tiếp xúc với trẻ. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.

Nếu trong nhà có người bị bệnh sởi thì người đó cần được cách ly tuyệt đối.

4. Khi con có biểu hiện ốm

Chỉ cần trẻ có biểu hiện không bình thường như kém ăn, kém chơi, không vui đùa... như mọi ngày thì cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của con.

Không tự ý tìm tòi và tự dùng các phương pháp chữa bệnh theo kiểu truyền miệng hoặc chưa có kiểm chứng hoặc không phải từ các bác sĩ chuyên khoa để tránh làm hại trẻ.

Đưa con đi khám bệnh.

Cho con ở nhà và điều trị tích cực theo y lệnh của bác sĩ. Không nên sốt ruột cho trẻ nhập viện khi không phải bị sởi hoặc tình trạng sởi không nghiêm trọng vì như vậy sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh do lây chéo trong môi trường bệnh viện.

Theo Megafun



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.