4 mối nguy hiểm tiềm ẩn trong thịt lợn

Thịt lợn là nguồn cung cấp protid, lipid, vitamin và khoáng chất giúp bồi bổ cơ thể.

Các bộ phận của lợn như thịt lợn, huyết lợn, gan lợn, lòng lợn, thận lợn, phổi lợn, tủy lợn, mật lợn, khi biết cách kết hợp với các vị thuốc Đông y còn có tác dụng chữa bệnh.

Tuy nhiên, nếu ăn thịt lợn không đúng cách như ăn tiết canh, ăn nhầm thịt lợn bẩn... thì có nhiều nguy cơ sức khỏe của bạn sẽ bị đe dọa bởi những loại bệnh dịch sau:

1. Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn:

Bệnh liên cầu khuẩn là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó có lợn. Căn bệnh này rất dễ lây nhiễm sang người khi ăn phải tiết canh lợn bị bệnh liên cầu, thực tế ở nước ta, trên 70% bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lợn.

Hoặc những người có các vết thương, xây xát ở da nhưng lại tiếp súc với máu, dịch tiết… của lợn bị bệnh liên cầu khi chăm sóc, giết mổ, vận chuyển thịt, máu lợn bệnh.

Bệnh cũng có thể bị bệnh qua đường hô hấp do hít phải liên cầu khuẩn có trong không khí do lợn bệnh ho, hắt hơi bắn ra hoặc thói quen khi mua thịt người dân thường đưa thịt lên mũi để ngửi.

Người bị bệnh liên cầu khuẩn từ lợn thường mắc ở hai thể. Ở thể cấp tính, bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, sốt cao, xuất huyết và hoại tử toàn thân, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy chức năng gan, thận… và tử vong rất nhanh. Ở thể viêm màng não, bệnh nhân sốt cao, đau đầu, nôn mửa và hôn mê, nếu không điều trị sớm bệnh nhân sẽ có di chứng thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt.

Để phòng bệnh liên cầu lợn, người dân không nên mua bán, giết thịt và ăn thịt lợn bệnh và chết. Tuyệt đối không ăn tiết canh lợn. Khi phải tiếp xúc với lợn nghi hoặc mắc bệnh liên cầu cần phải đeo khẩu trang, gang tay và mặc quần áo bảo hộ lao động. Khi nghi bị bệnh liên cầu lợn cần đến các sơ sở y tế sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Bệnh viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết:


Đây là 2 căn bệnh dễ lây từ lợn. Những người bị viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Streptococcus suis từ lợn lây sang người do ăn tiết canh sống, lòng lợn, thịt lợn không đảm bảo vệ sinh.

Dấu hiệu của người bị viêm màng não mủ là sốt, nhức đầu, buồn nôn và nôn, lạnh run: Do màng não bị tổn thương, các bệnh nhân đều có dấu hiệu rối loạn tri giác, có thể tới hôn mê, ù hoặc điếc tai, một vài người còn bị yếu liệt tay chân.

Còn bị nhiễm trùng máu do Streptococcus suis, thì sẽ có dấu hiệu sốt, đau nhức cơ, đau họng, thậm chí sốc nhiễm trùng, hôn mê. Loại vi khuẩn này thường trú ở đường hô hấp của lợn nên khi ăn tiết canh sống vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Bên cạnh đó cũng có thể nhiễm Streptococcus suis khi tiếp xúc trực tiếp với lợn mang trùng, lợn bệnh hoặc thịt bị nhiễm trùng chưa nấu chín. Vi khuẩn sẽ xâm nhập qua các vết thương trên da hay niêm mạc của mũi, miệng vào cơ thể.

Mặc dù có rất nhiều lời cảnh báo như vậy nhưng trong 3 tháng cuối năm vừa qua liên tiếp những ca nhập viện thậm chí chết người do ăn tiết canh, lòng lợn không đảm bảo vệ sinh ... lại lần nữa dóng lên hồi chuông cảnh báo cho những người ham thích món ăn tươi sống này.

3. Bệnh lợn tai xanh:

Đây là căn bệnh thường gây ra đại dịch và làm chết lợn hàng loạt, đây là nỗi kinh hoàng của người chăn nuôi. Bệnh heo tai xanh không lây sang người nhưng có gần 70% virus này kết hợp với các bệnh khác như cúm lợn, tụ huyết trùng, tả, thương hàn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh lở mồm long móng: Bệnh lở mồm long móng ở lợn có thể lây sang người qua đường tiếp xúc ăn uống, virus khi lây nhiễm gây bệnh có thể làm viêm niêm mạc miệng, lở môi, lở miệng... cho người.

Thông thường trên miếng thịt đã được cắt ra không thể biết được là từ heo mắc bệnh lở mồm long móng; vì vậy tốt nhất vẫn là phải nấu chín thịt thật kỹ để loại trừ mầm bệnh. Ăn tiết canh sống, thịt lợn tái chưa nấu kĩ thì nguy cơ lây bệnh lên tới gần 100%.

4. Nhiễm giun xoắn:

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp hoặc bán cấp tính do ấu trùng giun xoắn gây ra, nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Giun nhiễm từ lợn sang người khi người ăn phải thịt lợn có ấu trùng chưa được nấu chín do ăn các món như nem sống làm từ thịt lợn, ăn thịt lợn tái, thịt hun khói hoặc ướp muối, ăn tiết canh lợn.Bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, mức độ bệnh phụ thuộc mức độ nhiễm ấu trùng, độ toan dịch vị và tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nếu bệnh nhân có đi lỏng nhiều thì tình trạng bệnh sẽ đỡ hơn nhiều.

Sau khoảng 15 ngày kể từ khi ấu trùng từ máu vào cơ vân và tạo thành kén, có các biểu hiện chủ yếu sau: Sốt, đau cơ phù nề …Nếu không điều trị kịp thời có thể có nhiều biến chứng xảy ra như suy hô hấp, suy gan, suy tim, suy kiệt, bội nhiễm, đau đầu, mê sảng…

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.