4 tác dụng phụ khi dùng dấm táo

Tiêu thụ dấm táo với liều lượng quá mức hoặc trong một thời gian dài lại có thể gây ra những tác hại cho sức khỏe như: làm suy yếu men răng, kích thích tiêu hóa...

Tiêu thụ dấm táo với liều lượng quá mức hoặc trong một thời gian dài lại có thể gây ra những tác hại cho sức khỏe như: làm suy yếu men răng, kích thích tiêu hóa...

Dấm rượu táo (dấm táo) là một loại thực phẩm cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thực phẩm tự nhiên khác, dấm táo cũng có một số tác dụng phụ tiềm ẩn mà bạn cần phải biết để phòng tránh.

Dùng dấm táo với một lượng vừa phải sẽ rất tốt cho cơ thể vì dấm táo có nhiều tác dụng như: giúp giảm cân, chữa hôi miệng, loại bỏ mùi cơ thể, trị mụn, chữa các vấn đề về tiêu hóa... Nhưng, tiêu thụ dấm táo với liều lượng quá mức hoặc trong một thời gian dài lại có thể gây ra những tác hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ rượu táo dấm táo là nhẹ và có thể dễ dàng ngăn chặn.

4 tác dụng phụ khi dùng dấm táo 1
Ảnh minh họa


Dưới đây là những tác hại do dùng dấm táo quá nhiều hoặc dùng liên tục trong thời gian dài và cách phòng tránh tác hại đó:

- Làm suy yếu men răng

Do có chứa hàm lượng axit cao mà việc tiêu thụ dấm táo thường xuyên có thể làm suy yếu men răng, khiến răng yếu đi và không còn sáng bóng. Để ngăn chặn tác hại này, bạn không uống thẳng dấm táo mà hãy pha loãng với nước hoặc uống bằng ống hút để hạn chế tiếp xúc với răng. Sau khi uống xong, nên súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ các axit trên răng của bạn.

- Giảm lượng kali trong máu và mật độ xương thấp


Một nghiên cứu năm 1998 cho thấy rằng tiêu thụ quá nhiều dấm táo có thể dẫn đến nồng độ kali trong máu thấp (hạ kali máu) và mật độ xương thấp. Điều này dễ dẫn đến bệnh loãng xương.

Kali máu có tác dụng duy trì cân bằng môi trường bên trong cơ thể. Bất kể trường hợp tăng hoặc giảm kali trong máu đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu lượng kali trong máu bị giảm xuống, các cơ không còn hoạt động theo ý muốn nữa, gây liệt. Trong trường hợp thiếu kali máu thể nhẹ, bạn có thể điều chỉnh bằng dung dịch uống, thể nặng thì cần truyền vào mạch máu.

Để ngăn chặn trường hợp thiếu kali trong máu và làm cho mật độ xương thấp đi, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều dấm táo, nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.

4 tác dụng phụ khi dùng dấm táo 2
Ảnh minh họa


- Ợ nóng và khó chịu đường tiêu hóa

Dấm táo cũng được coi là một loại thực phẩm có tác dụng giải độc cho cơ thể. Tuy nhiên, một số người khi dùng thực phẩm này lại thấy xuất hiện triệu chứng ợ nóng, tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng... do lượng axit trong dấm táo không được trung hòa trong cơ thể. Đây là những khó chịu ở đường tiêu hóa rất phổ biến và gặp phải ở nhiều người, nhất là những người tiêu thụ quá nhiều dấm táo.

Nếu bạn cũng từng gặp trường hợp này thì hãy giảm liều dùng hoặc ngưng sử dụng hẳn. Nếu đã không sử dụng dấm táo mà vẫn gặp các triệu chứng trên thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.

- Tương tác với thuốc


Dấm táo có thể tương tác với một số loại thuốc như digoxin (thuốc trợ tim) , thuốc lợi tiểu như lasix (furosemide), thuốc nhuận tràng theo toa và insulin... Sự tương tác này có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của các loại thuốc bạn đang dùng, thậm chí còn có thể gây ra phản ứng dẫn đến tác dụng phụ khi dùng cả hai loại này cùng thời điểm.

Vì vậy, trong trường hợp bạn đang dùng các loại thuốc này thì nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ khi muốn dùng dấm táo để chắc chắn rằng nó sẽ không tương tác với bất kỳ loại thuốc nào.

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.